trên thị trường chứng khoán từ các mức giá cao năm 2007 đã đưa chứng khoán vào
một phạm vi P/E hợp lý và có lẽ là bị định giá thấp. Nhưng nếu đợt suy thoái thật sự
trở nên quá tồi tệ thì thu nhập dự kiến sẽ được chứng minh là quá lạc quan và có khả
năng thị trường tiếp tục giảm thêm. Lợi tức cho thuê đối với bất động sản, mặc dù
giá có giảm nhưng vẫn còn trong phạm vi 4%-6%, nằm dưới phạm vi hợp lý. Cần
phải thừa nhận rằng dữ liệu ở đây rất không hoàn thiện, nhưng như chúng tôi đã thấy
trong Chương 7, các cách đánh giá khác như hệ số giá trên thu nhập của nhà ở cũng
đề xuất rằng giá sẽ còn giảm thêm. Vậy nhìn chung, các thị trường cổ phiếu và trái
phiếu có vẻ được định giá cho một đợt suy thoái vừa phải, trong khi vẫn còn lâu nữa
thì bong bóng giá nhà ở mới giảm đi.
Ở các quốc gia khác, lợi tức trái phiếu cũng khá thấp, phản ánh sự lo ngại rằng sự
suy giảm kinh tế thế giới sẽ tăng nhanh trong ngắn hạn. Các đánh giá thị trường
chứng khoán cũng sụt giảm nghiêm trọng và bong bóng tại Trung Quốc nảy sinh
trong giai đoạn 2006-2007 đã xì hơi. Nhưng một số quốc gia vẫn có lợi tức cho thuê
rất thấp, bao gồm cả Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Úc, và New Zealand. Giá nhà ở các
thị trường này đang giảm và sẽ tiếp tục đi xuống. Trong một hoặc hai năm tiếp theo,
hiệu suất của thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán sẽ phụ thuộc rất nhiều
vào việc nền kinh tế sụt giảm sâu đến như thế nào. Cuộc khủng hoảng tài chính chắc
chắn sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng lên nền kinh tế thực, mặc dù không ai biết được
là bao nhiêu. Nhưng để đánh giá các xu hướng dài hạn hơn trong giá tài sản và lợi
nhuận, chúng ta cần phải hiểu được quá trình giảm lạm phát đáng chú ý trong 30
năm qua.
THỜI KỲ GIẢM LẠM PHÁT VĨ ĐẠI
Không phải phóng đại nếu chúng ta gọi ba thập kỷ vừa qua là Thời kỳ Giảm lạm
phát vĩ đại ( Great Disinflation ). Lạm phát đã đạt đến các mức độ chưa từng có
trong thời kỳ hòa bình vào thập niên 1970, đạt đỉnh điểm trên 10% tại Mỹ và khoảng
30% ở Anh.
Vì lạm phát năm 1980 đã giảm chỉ còn 1%-3% mỗi năm gần như ở khắp mọi nơi
và có nguy cơ giảm xuống còn 0% hoặc thấp hơn nếu xu hướng giảm lạm phát
không kết thúc. Cùng với lạm phát thấp hơn, lãi suất cũng giảm xuống, cả trên danh
nghĩa lẫn thực tế, và giá tài sản cũng như sự giàu có đã tăng lên, liên quan đến thu
nhập hoặc GDP, khá cao so với mức trung bình của 50 năm trước ở nhiều quốc gia.
Sự sụt giảm của các thị trường chứng khoán trong năm 2000-2002 đã làm giảm sự
giàu có đi một chút, nhưng vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, sự sụt giảm liên tục trong giá