KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 191

nhà đất ở Mỹ và các nơi khác, cũng như sự sụt giảm trong các thị trường chứng
khoán năm 2008, đang đe dọa sẽ khiến cho mức độ giàu có xuống thấp.

Thời kỳ giảm lạm phát bắt đầu diễn ra gần như cùng lúc với sự bắt đầu tăng giá

mạnh của chứng khoán trong giai đoạn 1982-2000. Vào đầu năm 1982, hệ số giá
trên thu nhập đứng ở mức 8 lần ở Mỹ, ngụ ý rằng lợi tức thu nhập là trên 12%. Khi
thị trường tăng lên đến đỉnh vào năm 2000, các hệ số P/E đã đạt đến 30 lần, cho một
lợi tức thu nhập chỉ còn 3,3%.

Cần chú ý phân tích lợi nhuận trong các thị trường là do có các thay đổi trong việc

định giá, trái với lợi nhuận phản ánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và lạm phát thực
tế. Chỉ số S&P 500 đã tăng 1.265% từ tháng 1/1982 đến tháng 1/2000. Nhưng điều
này chỉ phản ánh 104% tăng trưởng của lợi nhuận thực tế và 79% “đền bù” cho lạm
phát. Mức tăng đầy đủ 383% là do hệ số P/E cao hơn. Nếu sự định giá không tăng
gấp bốn lần thì chỉ số S&P đã chỉ là 387 vào tháng 1/2000 thay vì là 1.450.

CÁC ĐỊNH GIÁ CAO HƠN
Tại sao lạm phát thấp hơn lại khuyến khích các định giá cao hơn? Có một vài lý

do, trong đó có một số hợp lý, một số khác thì cần phải đặt nghi vấn, còn một số
thậm chí sai lầm. Một lý do hợp lý là lạm phát thấp hơn khiến ngân hàng trung ương
ít có khả năng can thiệp vào nền kinh tế với các lãi suất cao hơn. Điều đó có nghĩa
rằng nền kinh tế có thể tăng trưởng trong một thời gian khá dài, với lợi nhuận tăng
cao. Thật sự chúng ta đã nhìn thấy các đợt tăng trưởng kinh tế dài hạn hơn kể từ năm
1982, và các định giá cao trong năm 2007 không nghi ngờ gì nữa đã phản ánh kỳ
vọng một đợt tăng giá dài hạn khác. Thật không may, sự sụt giảm trong giá cả nhà ở
và cuộc khủng hoảng tài chính tiếp đó đã xuất hiện và giờ đây các nhà đầu tư đang
tự hỏi đợt suy giảm kinh tế này sẽ còn tồi tệ đến đâu.

Một lý do đúng đắn khác cho việc định giá cao hơn là lạm phát thấp hơn đã làm

cho lãi suất thực giảm. Các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu vào đầu thập niên
1980 đã đòi hỏi phải có lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho nguy cơ lạm phát gia tăng
đột ngột, giữ cho lợi nhuận thực tế cao một cách bất thường. Nhưng dần dần, khi quá
trình giảm lạm phát tiếp tục, phần bù rủi ro lạm phát này đã được xóa bỏ. Trong năm
2003, cả hai có vẻ cùng biến mất, khi các nhà đầu tư bắt đầu kỳ vọng giảm phát (
deflation ), và chúng ta có thể gặp lại điều này lần nữa trong năm 2009-2010.

Đối với nhiều nhà đầu tư, chỉ cần lãi suất tiền gửi và lợi nhuận trái phiếu thấp hơn

là đủ để làm cho cổ phiếu hấp dẫn hơn trong các so sánh và cân nhắc của họ. Có một
quan điểm thiên về kỹ thuật hơn là xem giá trị của một công ty như tổng tất cả các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.