KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 193

khứ tăng trưởng hai chữ số, rõ ràng là họ đã đẩy giá cổ phiếu lên quá cao. Trong thập
niên 2000, họ cũng đã làm điều tương tự đối với thị trường nhà ở.

Theo một nghĩa nào đó thì ở đây chúng ta đang nói về một hình thức của “ảo

tưởng lạm phát” ( inflation illusion ). Trong thập niên 1970, các nhà kinh tế học đã
nhận ra rằng nhiều người đang phải chịu đau khổ từ “ảo tưởng về tiền bạc” ( money
illusion
). Ví dụ như mọi người sẽ hài lòng nếu họ được trả lương cao hơn năm tiếp
theo, không tính đến việc lạm phát cũng cao hơn và do đó họ không được lợi gì hơn.
Nhưng hiện nay hầu hết mọi người đã có nhiều kinh nghiệm đối với lạm phát và
mong đợi rằng giá cả sẽ luôn theo chiều hướng tăng. Tiền không được xem là một
nơi tích lũy giá trị. Vì vậy, mọi người không còn ấn tượng trước lợi nhuận thấp, và
bên cạnh đó, họ có xu hướng kỳ vọng rằng giá cả tài sản có xu hướng cao hơn với
một tốc độ khá nhanh. Nói tóm lại, họ có ảo tưởng rằng lạm phát chỉ là một thực tế
không thể tránh khỏi của cuộc sống và rằng họ nên tiếp tục mong đợi giá cả sẽ tăng
gấp đôi sau mỗi 15-20 năm hoặc tương đương. Trên thực tế, với mức lạm phát 2%
thì phải mất 35 năm để giá cả tăng gấp đôi và ở mức 1% thì mất gần như một đời
người (khoảng 70 năm).

XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA THỊ

TRƯỜNG

Như đã đề cập, một tác động quan trọng của xu hướng giảm lạm phát chung là sau

năm 1982, các đợt tăng trưởng kinh tế kéo dài lâu hơn là trong thập niên 1970. Mỹ
đã tận hưởng thời kỳ tăng trưởng kéo dài mười năm trong thập niên 1980 và thập
niên 1990, trong khi tăng trưởng của Anh bắt đầu vào năm 1992 và chỉ kết thúc vào
năm 2008. Và điều này có thể được chỉ ra trong các tác động bong bóng cao hơn.
Người ta rất hiếm khi nhìn thấy bất kỳ hình thức nào của bong bóng ngay sau một
cuộc suy thoái. Thông thường thì người ta rất thận trọng để nhận lấy rủi ro cao. Chỉ
sau một vài năm tăng trưởng vững chắc và tỷ lệ thất nghiệp thấp thì người ta mới bắt
đầu nghỉ ngơi và chấp nhận rủi ro cao, bao gồm cả việc đi vay để mua tài sản. Và
nếu giá tài sản bắt đầu gia tăng và nền kinh tế thế giới vẫn tốt đẹp, thì đó chính là lúc
có một nguy cơ thật sự rằng bong bóng sẽ phát triển. Điều đó như thể khi niềm vui
kéo dài hơn thì các thị trường tài sản đã không còn kết nối với thực tế, giống như trẻ
em bị quá khích tại một bữa tiệc.

Như chúng ta đã thấy, các thị trường chứng khoán đã bước vào một thời kỳ bong

bóng trong suốt năm 1987 nhưng lãi suất cao hơn đã chọc thủng bong bóng một cách
nhanh chóng và nền kinh tế ít bị tổn hại, nhờ lãi suất đã giảm nhanh ngay sau đợt
sụp đổ năm 1987. Các cổ phiếu sau đó đã đứng ở những mức giá hợp lý trong gần 10

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.