lợi nhuận trong tương lai, chiết khấu đến thời điểm hiện tại. Và nếu tỷ lệ chiết khấu
(tức là lợi nhuận trái phiếu) thấp hơn, thì giá trị của công ty sẽ cao hơn.
Một lý do có thể có nữa để định giá cổ phiếu cao hơn trong giai đoạn lạm phát
thấp là có những lý do hợp lý để nghĩ rằng tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn. Lạm
phát cao đã tác động làm cho cơ chế giá cả hoạt động kém hiệu quả, khi mọi người
thấy khó khăn trong việc suy đoán: liệu giá cả tăng tức là nhu cầu về hàng hóa đó
cao hơn hay chỉ là do lạm phát chung. Lạm phát cao cũng không hiệu quả, vì khi đó
các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi bảng giá hàng bán của họ, và mọi người có
thể lãng phí nhiều thời gian cân nhắc các vấn đề tài chính. Lạm phát thấp đã giúp
làm mất đi những điều không hiệu quả này và vì vậy có nghĩa là nền kinh tế đã hiệu
quả hơn.
Bên cạnh giúp tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, lạm phát thấp còn có thể cải thiện
chất lượng lợi nhuận. Việc quản lý hàng tồn kho sẽ trở nên ít quan trọng hơn và các
phương pháp giúp tăng cao giá trị thực như đầu tư mới và cắt giảm chi phí có thể
chiếm phần quan trọng hơn. Tuy nhiên, lập luận này có thể đã đi quá xa. Các nhà
đầu tư nhiệt tình đôi khi quên rằng hiệu suất kinh tế gia tăng sẽ chỉ giúp làm tăng lợi
nhuận trong tạm thời. Cuối cùng thì áp lực cạnh tranh nghĩa là: gia tăng hiệu suất sẽ
tạo ra thu nhập của người tiêu dùng cao hơn, dẫn tới việc giá cả đi xuống!
Tất cả các yếu tố này cho thấy: trong một thế giới lạm phát thấp thì hệ số P/E có
thể cao hơn một cách hợp lý so với thế giới lạm phát cao của thập niên 1970. Tuy
nhiên, đôi khi có thể lập luận rằng bản thân lãi suất thấp hơn đã biện minh cho hệ số
P/E cao hơn. Lập luận này chắc chắn sai. Nếu lãi suất thấp hơn chỉ vì lạm phát thấp
hơn, thì hiệu quả có thể dễ dàng loại bỏ vì tăng trưởng lợi nhuận nhất thiết cũng phải
thấp hơn.
Ngoài ra còn có một nguy cơ là các nhà đầu tư vẫn còn nghĩ về các khoản đầu tư
như thể chúng ta đang có lạm phát cao, và rồi để tìm kiếm lợi nhuận hai chữ số, họ
mua cổ phiếu hoặc bất kỳ loại hình đầu tư nào khác mà gần đây đã đạt được các mức
lợi nhuận đó. Vấn đề là tìm kiếm lợi nhuận hai chữ số trong một thời điểm có lạm
phát thấp là phi thực tế, do đó, bất kỳ khoản đầu tư nào đạt được lợi nhuận như vậy
đều có thể hoặc là chịu rủi ro rất lớn hoặc sẽ nhanh chóng trở nên rất đắt. Trong suốt
thập niên 1970, khi lạm phát thường xuyên ở mức 8%-10% hoặc hơn, lợi nhuận hai
chữ số là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại trong thực tế. Nhưng trong một thế giới mà
lạm phát là 2% mỗi năm, thì lợi nhuận 5%-6% cũng đã là tốt và lợi nhuận cao hơn
chỉ có thể có được bằng việc chấp nhận rủi ro cao hơn. Trong thập niên 1990, khi
các nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường chứng khoán hoặc vào các quỹ đầu tư với quá