hơn giá hợp lý, do đó, việc cắt giảm các khoản thuế này có thể sẽ hữu ích và phổ
biến về mặt chính trị. Vấn đề là giá nhà giảm đang làm cho nền kinh tế yếu đi và
khiến ngân sách chính phủ phải chịu sức ép nghiêm trọng, do đó việc cắt giảm bất kỳ
loại thuế nào cũng rất khó khăn.
Một số người đã đề xuất rằng việc tính thuế nhà theo mức thuế thu nhập do giá
nhà tăng có thể làm hạn chế bong bóng nhà ở. Tại Anh, các thuế này được miễn và
tại Mỹ, lợi nhuận cho một cặp vợ chồng dưới mức 500.000 USD thì cũng sẽ được
miễn thuế. Không chính phủ nào hăng hái khuyến khích độ dịch chuyển lao động lại
muốn đánh thuế trên thu nhập nếu người dân chỉ đơn giản là chuyển nhà, do đó, lợi
nhuận thu được trên vốn chỉ có thể được trả nếu người ta bán đi để đến một nơi rẻ
hơn. Nhưng rồi thì kết quả sẽ là mọi người ít có xu hướng bán giá thấp. Vậy thì việc
đánh thuế trên lợi nhuận từ vốn đầu tư có thể làm cho bong bóng tồi tệ hơn.
KIỀM CHẾ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Một cách tiếp cận thành công hơn nhiều, đặc biệt là đối với bong bóng bất động
sản, là tìm ra cách hạn chế nhanh tín dụng ngân hàng trong suốt thời kỳ bùng nổ. Có
hai ý tưởng mà từ lâu đã được thảo luận tại các hội nghị quản lý tài chính là các tiêu
chuẩn vốn nghịch chu kỳ (countercyclical capital standards) và các quy định về ổn
định dự phòng (stabilizing provisioning rules). Ý tưởng đầu tiên đòi hỏi các ngân
hàng phải có các hệ số vốn cao hơn khi nền kinh tế đang bùng nổ và cho phép các hệ
số này thấp hơn khi nền kinh tế suy yếu.
Các hệ số vốn cũng có thể dao động
tùy theo việc các bong bóng có xuất hiện trong thị trường cổ phiếu và bất động sản
hay không (có lẽ là dựa trên các đánh giá của AVC, như đã thảo luận ở trên). Trên
thực tế, các ngân hàng có xu hướng có các hệ số vốn thuận chu kỳ (procyclical), có
nghĩa là các hệ số vốn thấp hơn trong các thời kỳ bùng nổ và bong bóng, còn trong
thời kỳ suy thoái và phá sản thì hệ số lại cao hơn. Và ngay cả khi các hệ số vốn
chính thức của các ngân hàng không phải là thuận chu kỳ, thì việc đánh giá rủi ro
cũng thường dễ dãi hơn trong các thời kỳ bùng nổ, trong khi các hoạt động ngoại
bảng như thư bảo lãnh hoặc các công cụ phái sinh lại có thể tăng cao, điều này cũng
dẫn đến kết quả tương tự.
Các quy tắc ổn định dự phòng sẽ hoạt động ngược chu kỳ, đòi hỏi các ngân hàng
phải có dự phòng lớn hơn để chống lại thiệt hại khi nền kinh tế đang tốt và dự phòng
nhỏ hơn khi nền kinh tế yếu kém.
Một hệ thống như vậy đã được giới thiệu tại
Tây Ban Nha vào năm 2000 và đã được các nhà điều hành chính sách nghiên cứu
say sưa.
Tuy nhiên, điều này không đòi hỏi phải có sự linh hoạt từ những người