khiến cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư sợ hãi. Tuy nhiên, đây là một cơ hội mua
vào ở giá thấp, thường là sẽ tạo ra lợi nhuận trong dài hạn. Một lần nữa, nhà đầu tư
thuận xu thế, cố gắng lướt trên đợt suy thoái, có nguy cơ gặp khó khăn khi thị trường
bắt đầu đổi chiều. Một số nhà đầu tư theo ngày đã tận hưởng giai đoạn hạnh phúc
trong các năm 2001-2002 bằng cách liên tục bán khống thị trường, cho đến khi nó
đổi chiều vào năm 2003 và họ rất chậm thay đổi sang một thị trường giá tăng.
Cách tiếp cận mà tôi đang đề xuất đôi khi được gọi là đầu tư nghịch xu thế. Cách
tiếp cận đó dựa trên ý tưởng rằng các thị trường sẽ xoay chiều qua lại, do đó nhìn
chung chiến lược tốt nhất là đi theo quan điểm ngược lại. Tuy nhiên, các thị trường
có xu hướng bộc lộ một phần thuận xu thế trong ngắn hạn. Nói cách khác là có một
xu hướng, mặc dù nhẹ nhàng thôi, rằng thị trường tăng giá hôm nay thì ngày mai sẽ
tăng thêm nữa, ít nhất là trong một thời gian. Vì vậy, các nhà đầu tư hữu hiệu rất có
thể sẽ khai thác điều đó, miễn là họ đừng quá bị kích động, trong khi các nhà đầu tư
nghịch xu thế có thể phải chờ một thời gian trước khi giá di chuyển sang hướng
đúng.
Trên thực tế, việc xác định thời điểm thị trường một cách thành công là rất khó
khăn. Tôi đang đề xuất rằng chỉ nên đề phòng các định giá cực đoan, và hãy nhạy
cảm với trạng thái phấn kích vì bong bóng cũng như tuyệt vọng với các vụ phá sản.
Hơn nữa, tôi không đề nghị bán hết mọi thứ hay mua vào bừa bãi đối với cổ phiếu
hoặc bất kỳ loại tài sản nào khác. Thay vào đó, các nhà đầu tư nên cân nhắc việc
chuyển tỷ lệ của một số loại, trong các giới hạn nhất định. Để minh họa, chúng ta
hãy xem một người ở độ tuổi 50 vào cuối thập niên 1990, dự định sẽ có trung bình
50% danh mục đầu tư vào cổ phiếu. Khi bong bóng phình ra, lý tưởng là họ có thể
giảm danh mục xuống còn 40% hoặc có thể là 30% vào đầu năm 2000, nhưng có lẽ
là không nên thấp hơn nữa.
Rõ ràng rằng họ đã bỏ qua một phần của đợt tăng giá và đã thiệt hại một số tiền
trong các đợt giảm giá, khi mà tỷ lệ 30% vẫn là quá nhiều. Nhưng hãy so sánh điều
này với những gì mà hầu hết mọi người đã làm. Khi thị trường lên cao hơn, họ trở
nên ngày càng say mê cổ phiếu và ngày càng đổ nhiều vốn vào. Ví dụ như tỷ lệ
người Mỹ sở hữu các quỹ hỗ tương đã tăng từ 31% năm 1994 lên đến 48% năm
2000.
Thường thì họ đầu tư tỷ lệ cao nhất cho các cổ phiếu có giá tăng nhanh
nhất, chẳng hạn như các công ty công nghệ (mà sau đó cũng bị giảm giá
nhanh nhất).