Tương tự như vậy, trong giai đoạn 2002-2003, đã có một nỗi lo ngại rất lớn đây
không phải là một thời điểm tốt để nắm giữ cổ phiếu. Mặc dù vậy, lý tưởng là các
nhà đầu tư nên bắt đầu mua vào, tăng tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trong danh mục tiến
đến tỷ lệ khoảng 50%. Năm 2007, một lần nữa giá cổ phiếu tăng nhanh, đặc biệt là
với các thị trường mới nổi đang hiển thị các dấu hiệu phấn khích. Một số tỷ lệ đã
được giảm một cách thích hợp, đặc biệt là sau khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt
đầu vào tháng Tám. Năm 2009, tùy thuộc vào tình hình cuộc khủng hoảng tài chính
và suy giảm kinh tế lúc đó, có lẽ sẽ lại có các cơ hội mua vào.
Nhân tiện đây, các bạn lưu ý rằng nếu cổ phiếu có lợi nhuận cao hơn so với trái
phiếu và tiền mặt, như đã có trong suốt giai đoạn cuối thập niên 1990, thì bản thân
việc không hành động gì cả cũng sẽ giúp tăng tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục, chỉ cần
thông qua việc định giá hiệu quả. Đây là lý do tại sao một số chuyên gia khuyên bạn
nên giữ một tỉ lệ cố định các cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt và “tái cân bằng” danh
mục theo định kỳ. Việc tái cân bằng chỉ cần thực hiện hàng năm, hoặc nhiều nhất là
hai lần một năm.
Một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, Warren Buffett, lại có
một phương pháp tiếp cận trái ngược. Ông thường được cho là một nhà đầu tư dài
hạn, đúng là như vậy, nhưng ông ấy không chỉ là một nhà đầu tư mua-và-giữ. Ông sẽ
giảm tỷ lệ nắm giữ nếu giá tăng hơn mức mà ông cho là hợp lý, rồi sau đó ông mua
vào khi tất cả những người khác hoảng loạn và bán ra. Trong suốt giai đoạn cuối
thập niên 1990, có đôi lần ông nhận xét về bong bóng thị trường và từ chối mua cổ
phiếu công nghệ vì ông không hiểu chúng. Sau đó, khi bong bóng phình to hơn, hình
ảnh đáng kính trọng của ông trong lòng các nhà đầu tư đã lu mờ; nhưng rồi khi thị
trường sụp đổ, ông đột nhiên trở lại vị trí đầu.
Vào thời điểm tôi viết quyển sách này, cổ phiếu đang lâm vào giai đoạn sụp đổ do
khủng hoảng tài chính và sự lo ngại sẽ có suy giảm kinh tế tồi tệ hơn. Giá đã giảm
trở lại ở khắp mọi nơi nhưng vẫn còn sự lo sợ rằng lợi nhuận sẽ giảm một cách đáng
kể so với năm 2007-2008. Một cuộc suy thoái đột ngột đã diễn ra tại Mỹ, Châu Âu
và Nhật Bản và vấn đề đặt ra là nó nghiêm trọng đến đâu và kéo dài trong bao lâu.
Trong quyển Bubbles and How to Survive Them , được hoàn thành vào năm 2004,
tôi đã lập luận rằng chính sách lúc đó về lãi suất thấp và mở rộng tài khóa “có khả
năng gây nguy hiểm cho tương lai, vì có thể sự hồi phục hiện nay sẽ dần mở rộng
trong một vài năm tiếp theo, đến khi các định giá lại quá cao, khi mọi người trở lại
thị trường. Tôi tin rằng có chỗ cho lợi nhuận vừa phải từ mức giá hôm nay (tức là chỉ
số S&P 500 tại mức 1.100), nhưng nếu hệ số này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2005