KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 245

này sẽ mang đến những sự thay đổi chính sách tột đỉnh khi có các phản đối đòi hỏi
thay đổi cơ cấu và các chính phủ cảm thấy được trao quyền để thực hiện các hành
động quyết liệt. Chắc chắn rằng cuộc tranh luận sẽ phân chia theo hai tuyến như
thông lệ: quản lý của chính phủ đối đầu với thị trường tự do . Thoạt nhìn, nhiều khía
cạnh của sự sụp đổ cho thấy một sự thất bại rõ ràng của thị trường, hoặc theo quan
điểm của một số người là gần như toàn bộ sự sụp đổ là do khu vực tư nhân gây ra.
Đây là bài học mà nhiều người đã rút ra từ kinh nghiệm của thập niên 1930, theo đó
ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ trong gần bốn thập niên sau đó, khi các
chính phủ mở rộng vai trò, can thiệp, điều hành và thậm chí là sở hữu phần lớn nền
kinh tế.

Những người ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế đã chuyển sang

thế “phòng thủ” từ giữa thập niên 1970, trên thực tế là kể từ lúc nền kinh tế thế giới
đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế lớn cuối cùng với lạm phát tăng và tăng
trưởng kinh tế giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng đó đã được giải thích (đúng như quan
điểm của tôi) là bộc lộ các hạn chế của việc đánh thuế cao và vai trò điều hành rộng
lớn của chính phủ. Với việc có quá nhiều người giải thích cuộc khủng hoảng gần đây
nhất là sự bộc lộ các hạn chế của việc bãi bỏ quy định (deregulation, hay “giải quy”)
và thị trường tự do, nên nói một cách hình ảnh thì “các con lắc có thể đang quay
ngược lại”.

Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng việc bãi bỏ quy định trong các năm sau

đó, trong mọi thứ từ giao thông đến bán lẻ, giá cả, thị trường lao động, và tất nhiên
là hệ thống ngân hàng, đã mang lại lợi nhuận khổng lồ trong phúc lợi. Nhưng giờ
đây chính những tín đồ của thị trường tự do lại đang bảo thủ. Những người nhiệt tình
với sự can thiệp của chính phủ đang tích cực tìm hiểu làm thế nào để can thiệp vào
cả thị trường nhà ở và hệ thống tài chính để khắc phục cuộc khủng hoảng hiện nay.
Chính phủ nhiều nước đã can thiệp sâu vào hệ thống tài chính bằng cách bơm thêm
vốn vào các ngân hàng (và trong một số trường hợp đã chiếm luôn quyền sở hữu).
Tôi hy vọng rằng điều này chỉ là tạm thời, và cuối cùng thì các ngân hàng sẽ hoàn
toàn nằm lại vào tay tư nhân. Nhưng không ai đặt vấn đề là chúng ta sẽ phải thực
hiện mọi việc khác đi trong tương lai. Trước tiên chúng ta cần phải thoát ra khỏi
cuộc khủng hoảng hiện nay. Sau đó, chúng ta cần củng cố hệ thống để nó ít có cơ hội
diễn ra lần nữa. Vấn đề là những thay đổi nào thì cần thiết?

Một trong những vấn đề được nhấn mạnh là liệu chính phủ các nước có nên cố

gắng ngăn chặn giá nhà giảm quá nhiều hay không. Thoạt nhìn có vẻ như rất rõ ràng
rằng phải cố gắng ngăn chặn một đợt sụt giảm nghiêm trọng, ngoài các cấp độ “cân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.