được hạn chế. Nhưng chính sách này chỉ có thể khiến các ngân hàng thiệt hại thêm
và người nộp thuế gặp thêm rắc rối.
Một nguy cơ khác trong môi trường này là quá trình giảm lạm phát giá tài sản dẫn
đến áp lực chính trị để tạo ra lạm phát, đó là lạm phát giá tiêu dùng. Về nguyên tắc,
một cơn sóng lạm phát có thể làm tăng tất cả giá tài sản và giải cứu nhiều con nợ
cũng như ngân hàng. Việc này thường xuyên được thực hiện trong quá khứ, với
Indonesia là một ví dụ điển hình trong giai đoạn 1998-1999. Indonesia đã bắt đầu
bơm tiền trong năm 1998 và giá cả đã tăng gần gấp đôi trong hơn một năm. Điều đó
chỉ mang đến một ít hiệu quả vì phần lớn nợ của Indonesia là bằng ngoại tệ, nhưng
nó đã làm dịu tình hình cho một số con nợ và ngân hàng. Thật không may, điều này
đã đẩy chi phí lên chủ nợ và làm tổn hại tất cả những ai có thu nhập cố định, kể cả
nhiều người nghỉ hưu.
Theo quan điểm của tôi, rất khó có khả năng các chính phủ và ngân hàng trung
ương của các nước lớn sẽ cố tình chọn đi theo con đường lạm phát. Ngày nay, các
thỏa thuận thể chế để giữ lạm phát giá tiêu dùng ở mức thấp đang rất mạnh, trong
khi các ký ức của thập niên 1970 vẫn còn rất sống động. Ở Mỹ, điều này chắc chắn
là không có hiệu quả. Hầu hết các khoản thế chấp hiện nay là các khoản thế chấp
tiêu chuẩn 30 năm với lãi suất cố định, lãi suất cao hơn rất xa lãi suất Trái phiếu Kho
bạc kỳ hạn 10 năm. Hễ có bất kỳ dấu hiệu nào của lạm phát thì lãi suất Trái phiếu sẽ
tăng, làm tăng lãi suất vay thế chấp và làm tổn hại thị trường nhà ở. Tại Anh, có lẽ
nguy cơ lạm phát còn cao hơn, đặc biệt là khả năng đồng bảng sẽ yếu đi trong các
năm tới. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Anh (không giống như Fed) chỉ có một
mục tiêu, đó là giữ lạm phát ở mức 2%, và vì vậy tôi nghi ngờ rằng rủi ro sẽ lớn đến
thế ít nhất trong ngắn hạn và trung hạn, ví dụ như đến 5 năm. Hơn nữa, với một nền
kinh tế suy yếu như hiện tại, và với tiền lương có khả năng đứng yên hoặc thậm chí
là cắt giảm với nhiều người trong năm 2010, thì giảm phát chắc chắn là nguy cơ lớn
hơn.
Mặc dù chính phủ và ngân hàng trung ương các nước có thể không chủ ý chọn
lạm phát, nhưng một số người vẫn tin rằng nguy cơ đặt áp lực thúc đẩy nền kinh tế
và hỗ trợ giá tài sản giá sẽ mang lại xu hướng lạm phát trong dài hạn. Người ta có
thể cho rằng đây là những gì xảy ra trong thập niên 1960 và 1970, trong phản hồi bị
trì hoãn lâu ngày đối với các thảm họa của thập niên 1930. Sau năm năm hoặc nhiều
hơn, điều này có thể sẽ là vấn đề. Nhưng đối với những năm sắp tới, tỷ lệ thất nghiệp
cao sẽ mang lại các áp lực giảm lạm phát hoặc giảm phát mạnh mẽ.