KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 246

bằng”, để giảm thiểu các hậu quả kinh tế và xã hội. Nhưng điều này đi kèm với một
số cảnh báo. Thứ nhất, sẽ có nguy hiểm cho tiền nộp thuế nếu giá nhà chưa giảm
một cách đáng kể so với các mức giá quá cao của những năm gần đây. Thứ hai, sự
gia tăng giá trị tài sản đã thể hiện việc tái phân phối sự giàu có từ những người trẻ
tuổi sang những người lớn tuổi hơn (ít nhất là trên giấy tờ), vốn không có ý nghĩa gì
theo quan điểm xã hội. Giá nhà thấp là rất đáng mong ước vì sẽ giúp những người trẻ
tuổi bước vào thị trường nhà ở dễ dàng hơn và sẽ giúp đưa thị trường nhà ở trở lại thị
trường chỗ ở, chứ không phải là một nơi để đầu tư. Thứ ba, cần phải có sự nghi ngại
nghiêm túc về việc liệu chính phủ các nước có thể thật sự ngăn chặn việc giảm giá
thị trường hay không, ít nhất là không chi tiêu nhiều tiền hơn cần thiết. Cuối cùng,
luôn có nguy cơ gieo rắc hạt mầm cho các bong bóng tiếp theo, nếu hành vi sai lầm
của 10 năm qua không được trừng phạt đầy đủ. Ở đây chúng ta không bàn về hình
phạt, mà đơn thuần chỉ để nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả mọi người, từ người
mua đến người cho vay và các nhà hoạch định chính sách, phải nhận thức được đầy
đủ các rủi ro trong mọi giá cả tài sản, bao gồm cả bất động sản.

Đối với lĩnh vực tài chính, vấn đề cấp thiết là làm thế nào để giữ nguồn vốn lưu

thông trong kinh doanh và tín dụng tiêu dùng, trong khi các ngân hàng tái xây dựng
bảng cân đối kế toán. Điều này mang tính sống còn, nhưng vẫn còn có một câu hỏi là
bao nhiêu người sẽ muốn vay tiền. Quá trình giảm đòn bẩy tài chính (deleveraging
process) khi các ngân hàng, quỹ đầu cơ, nhà đầu tư và người tiêu dùng giảm tổng số
tiền vay sẽ còn có thể tiếp tục trong một vài năm. Các quỹ đầu cơ có thể giảm quy
mô tương đối nhanh, nhưng việc giảm nợ của khu vực hộ gia đình có thể mất một
thời gian đáng kể. Mọi người có thể trả nợ bằng cách bán tài sản hoặc chi tiêu ít hơn
thu nhập, tất nhiên điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế yếu đi. Nếu họ không trả
được nợ, người cho vay phải bán mọi tài sản đã xiết nợ.

Trong môi trường của một nền kinh tế yếu kém và giá tài sản giảm như vậy, các

ngân hàng chắc chắn sẽ rất thận trọng. Tôi đã lập luận rằng hạ lãi suất là một phần
của câu trả lời, nhưng chúng ta có thể quan tâm đến những cách khác, kể cả cấm tịch
thu tài sản hoặc yêu cầu các ngân hàng phải kiên nhẫn hơn với các khoản nợ xấu,
mặc dù điều đó không rõ ràng rằng họ sẽ làm được gì nhiều hơn là làm chậm sự điều
chỉnh. Một vấn đề khác cũng có thể nảy sinh là chính phủ tạo áp lực buộc các ngân
hàng đẩy mạnh tín dụng. Đây là một vấn đề khó. Rõ ràng là nền kinh tế sẽ gặp vấn
đề nếu các ngân hàng thận trọng quá mức. Nhưng nếu các chính phủ cố gắng ép
buộc các ngân hàng cho vay thì hậu quả sẽ rất khó dự đoán. Có thể khi tất cả các
ngân hàng cùng tăng cho vay thì hậu quả xấu nhất của việc suy giảm kinh tế có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.