Tôi đã email cho Michael Pollan để hỏi ông ta câu hỏi này và người
đàn ông tử tế đó ngay lập tức trả lời rằng: “Câu hỏi hay đấy, tôi thực
sự không biết phải trả lời sao” và gợi ý tôi đặt câu hỏi đó cho các anh:
Chuyện tất cả chúng ta tự nuôi trồng thực phẩm chẳng giúp tập
trung nguồn lực hơn nếu so với trường hợp chúng ta bỏ tiền ra thuê
chuyên gia nuôi trồng thật nhiều để anh ta có thể bán chúng cho chúng
ta? Do đó, việc mua thực phẩm từ những nhà sản xuất lớn chuyên
nghiệp chẳng thể nào bền vững hơn, đúng không?
Có vẻ như phần nào lời khuyên của giáo sư Pollan là ở bình diện xã
hội, chúng ta sẽ sống khá hơn nếu tự làm nhiều hơn (đặc biệt là trong
việc tự nuôi trồng thực phẩm). Nhưng tôi không thể không nghĩ đến
tính kinh tế theo quy mô và sự phân chia lao động cố hữu trong nền
công nông nghiệp hiện đại sẽ vẫn tạo ra được hiệu quả lớn nhất trong
hoạt động đầu tư nguồn lực. Lợi ích tăng thêm từ việc tự trồng cấy
thực phẩm chỉ xuất hiện nếu ta tính được những thứ không định lượng
được như cảm giác đạt được thành tựu, sự học hỏi, luyện tập, làn da
rám nắng...
Tôi rất hiểu bản năng của một người mê đồ địa phương. Việc ăn đồ địa
phương, hay tốt hơn nữa, đồ do tự tay ta trồng có vẻ (1) ngon hơn, (2) giàu
dinh dưỡng hơn, (3) rẻ hơn và (4) tốt cho môi trường hơn.
Nhưng có thật là như thế?
1.
“Ngon” mang tính chủ quan. Nhưng có một điểm rõ ràng
là không một người nào có thể trồng cấy hay sản xuất tất cả
những thứ mà mình thích ăn. Từng lớn lên ở một nông trại
nhỏ, tôi có thể nói với bạn rằng sau khi ăn đẫy ngô, măng
tây và quả mâm xôi, tất cả những gì tôi thật sự thèm là một
chiếc Big Mac.
2.
Có nhiều điều để nói về giá trị dinh dưỡng của thức ăn
nhà trồng. Nhưng một lần nữa, vì một người chỉ có thể trồng