KHI NÀO CƯỚP NHÀ BĂNG - Trang 148

xe chạy trên đường”. Tờ Independent thì viết, việc vứt bỏ đồ ăn tạo ra
lượng khí thải CO

2

cao hơn gấp ba lần so với việc vứt bỏ bao bì thực phẩm.

Toàn bộ điều này nhằm nói rằng: nếu bạn thật sự muốn giải quyết sự

lãng phí tồn tại cố hữu trong hệ thống thực phẩm của chúng ta, tốt hơn bạn
nên cải thiện thói quen của chính bạn ở nhà − chẳng hạn bằng cách mua
sắm có chiến lược hơn, giảm thiểu phí phạm và ăn ít hơn − trước khi nhắm
vào những hoạt động đóng gói có tổ chức của những nhà phân phối thực
phẩm đã qua đời.

Cuối cùng, chúng ta cũng có thể tạo ra tác động khi chọn những thực

phẩm được đóng gói theo hướng giảm rác thải tại nhà. Điểm này không
đúng lắm với hàng sản xuất, song có nhiều loại hàng hóa được đóng gói để
đảm bảo rằng chúng ta sẽ dùng toàn bộ sản phẩm. Chúng có những đặc
điểm thân thiện với người dùng như nắp rộng (sữa), bao bì trong suốt (salad
đóng gói), nắp có thể đóng lại (các loại hạt), có thể dốc ngược (tương cà)
và bề mặt mềm mịn hơn là lỗ chỗ cho thức ăn có thể ẩn mình (sữa chua).
Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng có thể chúng ta đã lãng phí nhiều năng lượng
khi không vét hộp hơn là khi chúng ta ném thẳng hộp đó khi dùng xong.
Với việc lãng phí thực phẩm có chi phí cao đến như thế, câu hỏi về thiết kế
có lẽ còn quan trọng hơn câu hỏi về tính cần thiết.

Lãng phí là một hệ quả không mong muốn của quá trình sản xuất. Là

người tiêu dùng, chúng ta chắc chắn nên coi việc đóng gói thực phẩm là
một dạng lãng phí và tìm ra những giải pháp đóng gói ngày càng có trách
nhiệm hơn. Dù vậy, đồng thời chúng ta cũng phải làm vậy mà không phải
viện đến lời hô hào “hạn chế bao bì”. Có vẻ như làm vậy sẽ gây hại nhiều
hơn là có lợi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.