HÃY BỎ BIÊN CHẾ ĐI THÔI (KỂ CẢ BIÊN CHẾ CỦA TÔI)
(SDL).
Nếu từng có thời việc xét biên chế cho các giảng viên kinh tế là hợp lý,
thì thời đó chắc chắn đã qua. Điều tương tự cũng có thể đúng với các ngành
học khác ở trường đại học và thậm chí có thể còn đúng hơn nữa với các
giáo viên phổ thông và trung học.
Vậy biên chế có vai trò gì? Nó làm méo mó nỗ lực của con người, đẩy họ
vào cảnh khi mới khởi đầu sự nghiệp thì có động cơ mạnh mẽ nhưng rồi
sau này chỉ còn lại động cơ yếu ớt.
Ta có thể hình dung ra một vài mô hình trong đó cấu trúc động cơ này có
vẻ hợp lý. Chẳng hạn, một người thường cố gắng học hỏi nhiều thông tin
để nâng cao năng lực, nhưng khi người đó đã nắm trong tay kiến thức, kiến
thức đó sẽ không bị mai một và nỗ lực chẳng còn là yếu tố quan trọng. Mô
hình này có thể là mô tả chính xác cho việc học đi xe đạp, nhưng sẽ là một
mô hình tồi tệ trong học thuật.
Từ quan điểm xã hội mà nói, việc động cơ của một người trở nên quá
yếu ớt sau khi người đó được vào biên chế có vẻ là chuyện tệ hại. Những
nhân viên được vào biên chế chẳng làm gì (hoặc chí ít là không làm những
việc mà họ được trả lương để làm). Việc đặt ra động cơ mạnh mẽ trước khi
có biên chế có lẽ cũng chẳng phải một ý kiến hay bởi ngay cả khi không có
biên chế, các giảng viên trẻ vẫn có nhiều lý do để nỗ lực xây dựng cho
mình một sự nghiệp vững chắc.
Ý kiến cho rằng chế độ biên chế bảo vệ những học giả đang làm những
việc không được ưu ái về mặt chính trị làm tôi thấy thật lố bịch. Mặc dù tôi
có thể hình dung ra tình huống xảy ra vấn đề này, song phải cố lắm tôi mới
nghĩ ra được những trường hợp thực tế có liên quan. Chế độ biên chế đã
hoàn thành tốt việc bảo vệ những học giả “ăn không ngồi rồi” hoặc có chất
lượng làm việc kém, nhưng trong kinh tế liệu có thứ gì chất lượng cao mà
lại gây tranh cãi tới độ sẽ đẩy một học giả tới chỗ bị sa thải? Vả lại, nói cho