Châu. Vội vã, tôi chào cô, dặn lại vài thứ rồi ra về, trong những giờ phút
cuối cùng này của năm cũ, người ta "người" nhất.
Toi về, thắp một cây hương lên bàn thờ cha, rồi vào phòng nằm, nước
mắt chảy dài trên má.
... Giao thừa, tôi có cảm giác một bàn tay vô hình cuốn lại tấm thảm
cũ, trải ra trước mặt tôi một tấm thảm mới tinh, việc đầu tiên tôi làm trên đó
là cùng mẹ tôi uống trà, ăn bánh và nghe pháo nổ. Pháo nổ khắp nơi, cả
trong TV lẫn ngoài đường. Chó mèo hoảng hốt thật tội nghiệp, tôi ôm tất cả
bọn lập cập đó vào lòng, thấy tràn ngập một cảm giác yêu thương cao cả.
Mùng Một
Tôi mở mắt vì tiếng pháo xa gần khắp nơi, mùi thuốc pháo bay vào tận
trong phòng. Mùng Một, trong nắng mới, trẻ con đóng bộ đi lại nhăng nhít
trên con đường trước nhà. Mẹ tôi bảo: "trẻ con cả xóm hôm nay trông cứng
như hộp". Anh chị tôi và thằng bé đến xông nhà, anh tôi nhìn sân, hỏi: "Sao
không đốt pháo?". Tôi bảo "Không dám!". Anh treo pháo vào cành xoài,
pháo nổ, các nhà bên cạnh cũng đì đẹt nổ theo, giống cái kiểu gà gáy đua
bình minh. Chị tôi bịt tai, mắt rạng rỡ, tôi thấy, người á đông nhiều thú vui
buồn cười, ngay cả ăn uống cũng vậy, lúc nào cũng thích có cảm giác pha
trộn mâu thuẫn.
Xác pháo hồng một khoảng sân lẫn những cành mai rụng. Mai vàng
rực rỡ cùng lá mới, chị tôi đếm và hoan hỉ kêu lên: "Toàn sáu cánh!".
Mùng Một, tôi phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Hàng xóm sang
chúc Tết, như người xa lạ vì những lời chúc văn hoa. Tôi nghĩ, may mà
mùng Một anh không đến, nếu đến chắc anh cũng thành người lạ.
Mùng Hai
Mặc dù năm giờ chiều qua, chị tôi tuyên bố: "Hết Tết!", tôi vẫn cảm
thấy hôm nay mới thật là Tết. Buổi sáng, khách và họ hàng ngập nhà. Trẻ
con rủ nhau ra ngoài hè, mở những phong bao ra đếm tiền, so đo, tị nạnh.
Trẻ con dưới sự chỉ đạo của bố mẹ, nói thật máy móc: "Chúc dì (cô) có
bồ!". Tôi cười, thật là một lời chúc tốt đẹp cho tất cả những đứa con gái.
Chiều, tối, Châu, Uyển và tôi đã khoác tay nhau trong Tao Đàn xem
hoa phong lan và hòn non bộ. Châu bảo: "Sao dáng hoa lan đều giống