đã nói với Kiêu rằng, học hành ra không có cơ cũng chẳng xin được việc gì
mà làm. Mẹ nuôi thì trong trại tâm thần, biết ngày nào ra?
Quyết định bỏ học ở ngôi trường được cậu nghĩ là “không có tương
lai” đó. Cả ngày cậu và Mẫn Yến ở bên nhau. Sống theo kiểu vợ chồng trẻ
con, làm tình kiểu trẻ con, khóc theo kiểu trẻ con. Tinh thần cậu suy sụp
theo sự suy sụp của Mẫn Yến, quả tim đập theo kiểu quả tim Mẫn Yến
đang đập.
Mẫn Yến thích cả ngày đêm cùng Kiêu đi chơi, đến quán hát, sàn
nhảy, vũ trường. Nhà đóng cửa lại. Cô cậu thấy mình được tự do. Những
người thân cận với bà Hát có đến xem xét tình hình của Kiêu, họ thực sự
không đưa ra bất kỳ yêu cầu gì đối với cậu, cũng chẳng ai tị nạnh cậu. Ông
bà muốn Mẫn Yến về nhà ở với họ, nhưng Mẫn Yến không chịu. Lời nói
của ông bà không tác dụng gì với cô. Nhìn cô tiều tụy, khổ đau, họ chỉ biết
thở dài. Mọi chuyện quả là quá sức đối với nó. Họ nghĩ vậy. Cô cháu gái
của họ nhuộm tóc vàng hoe, mặc những bộ quần áo sặc sỡ, cũn cỡn ngắn,
tỏ ra bất cần trước tất cả.
Không thấy Kiêu đi học, Hoằng đã lên tiếng. Chứng tỏ cô còn tình
cảm với Kiêu. Cô biết chuyện này là do Mẫn Yến, vì con bé đó, cậu ta đã
đánh đổi cả tương lai của mình. Lời lẽ của Hoằng chẳng thay đổi được gì.
Kiêu thực sự sa lầy rồi, đầu óc trơ ra, chỉ còn biết một điều là phục tùng
Mẫn Yến.
- Cậu thay đổi nhanh quá, tớ không thể hiểu nổi. Dù sao thì cậu vẫn
phải tiếp tục đi học chứ.
Kiêu cười nhạt:
- Học làm gì! Cậu thấy đấy, tớ là kẻ chẳng có tương lai gì cả, có học to
đầu lên thì vẫn vậy thôi. Mẹ nuôi đã vào trại, cố gắng chỉ nuôi được tớ bằng