Nếu nói là yêu, thì giờ ở cậu hóa ra chỉ là lừa dối, cậu thấy thương hơn yêu.
Tôi đùa: “Hay là giới thiệu cho tớ”. Kiêu nhăn mặt: “Chỉ đùa... biết đâu
được cánh nhà thơ lãng mạn các cậu...” “Cánh nhà thơ thì không có quyền
được yêu ư?”. “Không. Cánh nhà thơ các cậu, khuôn mặt ít ai được dán
tem, tin thế nào...” “Tớ là bạn cậu mà”.
Người như Kiêu ắt hẳn có nhiều cô gái trong lớp để ý. Cậu chưa dám
để một cô gái nào “lọt” vào mắt mình. Đúng hơn cậu đang muốn hoàn thiện
mình. Không còn cái cực đoan mà đời đã vô tình tặng cậu, gieo vào niên
thiếu của cậu. Giờ cậu yêu đời và đầy khao khát. Bản thân tôi quen Kiêu do
một lần bị tên cướp giật điện thoại. Kiêu nhìn thấy đuổi theo, bắt được, lấy
lại điện thoại. Sau đó thi thoảng gặp nhau, thấy hợp thì kết thành bạn thân.
Hỏi, tại sao ở môi trường khắt khe như vậy mà cậu thường xuyên được
“hoạt động” bên ngoài. Kiêu nói: Mình là trường hợp đặc biệt. Một nụ cười
rất đỗi thân thiện được nở ra, như bông hoa phượng đầu hè trong nắng.
Cuối cùng thì Kiêu cũng giới thiệu Hoằng cho tôi. Chẳng bao lâu tôi
đã có thể mời Hoằng đi uống nước. Đó là một cô gái thân thiện, dễ mến
hơn cả những gì Kiêu mô tả. Cô đoán già đoán non tôi là nhà văn, bởi cô
thấy cách ăn nói của tôi như nhà văn. Tôi cười xòa: “Tôi chỉ là một người
viết”. Những ngày tiếp sau, ba chúng tôi đã có thể cùng nhau tâm sự, thậm
chí là những chuyện sâu kín nhất. Kiêu và Hoằng bớt khiên cưỡng. Sự có
mặt của tôi như một thứ gia vị xúc tác, làm cho bát canh trong đó có Kiêu
và Hoằng vốn đang nhạt nhẽo trở nên ngon lành.
Một ngày, như biết bao ngày bình thường khác, tôi mang “ống kính”
của người viết văn đi soi rọi cuộc sống của thời mình, với những sinh động
đang diễn ra ở các chiều cắt, những rẽ lối. Những khuôn mặt vẫn qua đi
trong tôi, ấn tượng và không. Bao nhiêu khuôn mặt, bấy nhiêu thân phận.
Chưa bao giờ, có lẽ vậy, người ta liệt kê xem mỗi thành phố có bao nhiêu
loại khuôn mặt. Tôi có thể kể ra, bằng quan sát và nhạy cảm của mình, ít
nhất có thể biết gần hết những loại khuôn mặt khác nhau. Và, đang hình