Một khuỷu tay bị mẻ xương và dãn cơ nên phải mổ và bó bột, đầu
khâu hơn ba mươi mũi, hốc mắt đều tổn thương nặng, xương sườn gãy ba
chiếc, rất nhiều cơ quan nội tạng bị tổn thương, phải chữa trị nhiều ngày...
Chữa trị cho cậu đòi hỏi thời gian và tốn kém tiền bạc. Người đàn bà cứu
cậu quyết điều đó, bà ta cần cứu cậu, cần cứu thằng oắt bị đánh cho đến
ngất xỉu. Bà nghĩ. Bàn tay bà êm ái, bà đã cứu cậu, bà ở hiền gặp lành.
Những ngày trong bệnh viện cậu nhận được đặc ân từ người đàn bà.
Cậu nhận ra tên khi bà nói chuyện với các bác sĩ. Bà tên Hát. Lưu Thị Hát.
Bà ở bên và lo lắng cho cậu, như ngồi bên đứa con mình đứt ruột đẻ ra. Có
những lúc, Kiêu thấy bà đăm chiêu, dáng vẻ ảo não đến tuyệt vọng. Căn
nhà chỉ có mình bà. Cậu đoán bà là một người cô đơn, hay đã từng mất mát
quá nhiều điều quý giá của cuộc đời.
Bà không quá đẹp, nhưng toát lên vẻ lương thiện, nhân hậu vô cùng.
Cậu từng nghe ai đó nói cái gì đẹp thường gắn với u buồn, nhưng chưa
được chứng thực, cho đến hiện tại. Tóc ngang vai, xõa, xoăn, da trắng, sống
mũi cao, miệng xinh, má hồng, đôi mắt ảm đạm, u uẩn. Đó là những gì cậu
nhanh chóng đọc được trên bà Hát. Cậu gọi là cô và xưng cháu. Đôi câu bà
xưng “cô” và gọi “con”. Càng ấm lòng một gã trai gặp nạn.
- Nói cho cô lý do làm sao ra nông nỗi này đi. Tại sao lại bị đánh đến
thảm thương như thế. Quê cháu ở đâu?
Suýt nữa thì Kiêu đã khóc. Nhưng cậu là Kiêu, là một thằng con trai.
Lũ thanh niên kia đánh đến chết cũng không khóc. Huống hồ trước một câu
hỏi của người đàn bà. Nhưng cậu đã khóc rồi, và cố gắng nuốt nước mắt
vào trong. Có gì xúc động hơn là nghĩ về nỗi khổ của mình. Nghĩa là tự
mình sờ vào chỗ đau của mình, bóp mạnh một cái. Lúc này dù nhớ lại, hay
người khác tỏ lòng cảm thông, cũng dẫn đến niềm xúc động. Những người
đàn bà thường khóc rống lên, những gã đàn ông yếu đuối, lũ trẻ sẵn sàng
khóc rống lên khi có ai đó đột nhiên cảm thông, động chạm vào nỗi niềm