KHI YÊU CẦN NHIỀU DŨNG CẢM - Trang 21

thái. Hầu hết dân IIT chẳng bao giờ nói trong khi những người không có nền
tảng kỹ thuật thì nói không phanh lại được.

Đã vào giờ kinh tế vi mô được hai mươi ba phút, vị giáo sư vẽ một đường

cong lợi ích hình chữ L trên bảng. Ông chiêm ngưỡng đường cong của mình
trong mười giây rồi quay xuống lớp.

“Ở đây có bao nhiêu người đã tốt nghiệp kinh tế?” Giáo sư Chatterjee,

một IIMA kỳ cựu hai thập kỷ, hỏi.

Mười lăm trên mười bảy học viên ở khu A giơ tay lên, bao gồm cả

Ananya.

Thầy Chatterjee quay về phía cô. “Cô nhận ra đường cong này chứ, cô

Swaminathan?” Ông đọc tên cô từ tấm biển ghi tên để ở phía trước.

“Đường lợi ích cận biên cơ sở, thưa thầy,” Ananya nói.
“Thế, cô Swaminathan, cô biểu diễn đường cong đó bằng toán học như

thế nào?”

Ananya đứng dậy, mắt cô cho thấy rõ ràng cô không có ý niệm gì. Mười

bốn tên tốt nghiệp kinh tế liền hạ tay xuống.

“Nào, cô Swaminathan?” thầy Chatterjee nói.
Ananya giữ chặt những đồ trang trí trên chiếc khăn choàng của cô để

chúng không gây tiếng động khi cô nói. “Thưa thầy, đường cong đó diễn tả
các gói hàng hóa khác nhau mà giữa chúng người tiêu dùng không có sự
thiên vị. Tức là, ở mỗi điểm trên đường cong, người tiêu dùng có mức độ ưu
tiên như nhau giữa gói này với gói kia.”

“Đó không phải câu hỏi của tôi. Công thức toán học của nó là gì?”

“Cái đó thì em không biết. Dù sao, đó cũng chỉ là một khái niệm mà thôi.”
“Nhưng cô có biết không đã?”
“Không. Nhưng em không thể nghĩ ra được bất kỳ tình huống thực tế nào

mà một công thức toán học như thế lại có tác dụng,” Ananya nói.

Vị giáo sư giơ tay để ngắt lời cô. “Suỵt…” Ông ta cười nham hiểm. “Chú

ý, cả lớp, chú ý. Đây là tình trạng học hành về kinh tế học ở đất nước này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.