KHI YÊU CẦN NHIỀU DŨNG CẢM - Trang 335

“Bố, nhà ngoại phải tới. Bố hãy làm điều gì bố phải làm,” tôi nói và rời

khỏi phòng.

* * *

Bác Rajji đã bố trí một ban nhạc dholak hai người ở nhà ga Hazrat

Nizamuddin. Tôi giúp sắp chỗ cho ba mươi bảy vé giường nằm có điều hòa
loại hai được đặt trước dành cho họ hàng nhà tôi trên các toa tàu cao tốc
Rajdhani. Hai chị họ của mẹ tôi đã quyết định gia nhập vào phút chót và
chúng tôi cũng phải bố trí chỗ cho họ. Mẹ tôi đã sáng tác một câu chuyện
tuyệt vời về bệnh sốt vi rút có thể là sốt rét của bố tôi. Ai nấy đều biết tỏng
sự thật, và ngoại trừ việc khó xử khi phải nói dối bố mẹ Ananya một lần
nữa, mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm, vì bố tôi đồng nghĩa với không vui
vẻ gì.

“Dì chẳng thể nói được cái gì ra hồn khi chồng dì ở đây,” bác Shipra nói

với mẹ tôi.

Tôi đứng bên trong khoang tàu, khớp vé từng người với chỗ của họ. Bác

Rajji kéo tôi ra.

“Cháu phải nhảy một chút chứ? Khởi hành đoàn nhà trai phải thế mà,”

ông nói.

Vào lúc bốn giờ chiều, hàng trăm hành khách buồn chán trên sân ga đã

được xem màn giải trí miễn phí được gia đình tôi mang đến. Những nhạc
công dholak chạy theo tàu và cãi cọ với bác trai tôi về khoản tiền thù lao. Họ
không thể đòi hỏi được thêm nhiều từ ông vì đoàn tàu đã bắt đầu tăng tốc.

Tôi bước vào bên trong khoang của mình, các bà các cô đã biến nó thành

một cửa hàng sari. Toàn bộ tầng giường bên dưới được xếp đầy những bộ
váy áo mọi người dự định mặc cho mỗi một công đoạn.

“Cái này đẹp quá,” bà bác họ xa bảy mươi tuổi của tôi vừa nói vừa vuốt

ve một chiếc sari màu tía với chỉ thêu bằng vàng thật. Phụ nữ dù già đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.