các mẩu chuyện, các bài thơ như "giả danh phó cối đề thơ ở công đường",
"ném cáng quan phủ xuống bùn", "vịt biết nói", v.v... đều là những tình tiết
biểu lộ tinh thần đối kháng của nhân dân đối với giai cấp thống trị mà tác
giả phản ánh trung thành vào truyện, rồi cuối cùng người ta sẽ gộp những
mẩu chuyện dân gian đó lại và tạo thành một truyện dài có nội dung tư
tưởng thống nhất.
Do đấy, suy rộng ra một chút, ta thấy trong sách sử có nhiều câu chuyện
hoặc thơ văn được trưng dẫn hiển nhiên như những sự kiện lịch sử có thật,
nhưng thật ra có khả năng đấy là sáng tác của nhân dân từ mọi nơi góp lại
(tương tự truyện Ông nghè Tân) hơn là những sự thật lịch sử. Chẳng hạn
như những mẩu chuyện và bài thơ có khẩu khí đế vương đã được gán cho
Lê Thánh Tông; một số giai thoại và câu đối hóm hỉnh được gán cho Mạc
Đĩnh Chi làm lúc đi sứ Trung-quốc...