gũi nhân dân thì vẫn phản ánh được ước mơ và quyền lợi của nhân dân đến
một chừng mực nào.
Một hạng nho sĩ khác, thân phận nghèo nàn, sinh hoạt túng bấn, như chúng
ta quen gọi là "hàn sĩ" hay "bần sĩ". Họ xuất thân ở nông thôn. Trong thời
gian đi học, đi thi, cho đến lúc sinh nhai bằng một nghề nào đó họ thường
sống cuộc đời của kẻ phiêu lãng. Trong cuộc đấu tranh âm ỉ giữa nông dân
và địa chủ, họ thường đứng về phía nông dân. Họ rất giàu tưởng tượng, lại
là những người hóm hỉnh, thích đùa nghịch, dám chĩa mũi nhọn vào những
kẻ khác có khi quyền thế hơn, dám nhìn thẳng vào mọi thói xấu của chúng,
dám đem nó ra mà đùa, mà châm chọc, mà thỏa mãn khoái cảm của mình.
Những truyện do họ sáng tác nói chung có nhiều loại, kể cả ngụ ngôn, tiếu
lâm, v.v... Trong ký ức của họ hẳn chứa rất nhiều những kinh truyện của
bách gia chư tử, trong đó có vô số cổ tích, điển cố của nước nhà cũng như
của văn học Trung-hoa. Vào thời gian sống lang bạt ở nông thôn hay ở đô
thị, họ lại lượm lặt thêm được không ít tài liệu thực tế sinh động. Nhờ có
vốn sẵn như thế cho nên họ sáng tác được nhiều truyện vừa ly kỳ vừa ý vị
và nói chung được nhân dân ưa thích.
Truyện Tú Uyên có thể là một ví dụ. Đây chắc là sáng tác của một nho sĩ,
hơn nữa một "bần sĩ". Những truyện cũ như "Người lấy ma", "Ma trêu học
trò", những tích xưa như "Thư trung hữu nữ nhan như ngọc", "Lộng Ngọc
Tiêu Sử", "Vu Hựu thả lá", v.v... đã gây nhiều cảm hứng rất đẹp cho tác giả
và ảnh hưởng ít nhiều đến phương pháp nghệ thuật của câu chuyện. Nhưng
điều quan trọng hơn là ở kinh đô Thăng long thuởấy quả cũng chẳng hiếm
gì những mỹ nhân làm mê hồn nhiều nho sĩ. Và tất cả, mộng và thực, tâm
tình và ước vọng lãng mạn của họ, đã được nhào nặn lại để thành một câu
chuyện tình duyên, trong đó ảo tưởng được nâng lên đến cao độ.
Truyện Ông nghè Tân như trên đã nói, có lẽ là do một số nho sĩ có tư tưởng
chống bọn quan lại tham ô đặt ra. Tác giả dựa phần lớn vào các sự kiện có