KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 108

cho người nghe có lẽ đều bằng văn vần, do chính họ hay những nhà văn
khác, trước họ, sáng tác.

Thời kỳ của chế độ nô lệ, phong kiến, trong cung đình có một hạng nghệ sĩ
chuyên phục vụ cho vua chúa, quý tộc. Bên cạnh những "thằng hề", "con
hát", bọn họ được trọng dụng không kém. Quyển Nghìn lẻ một đêm cho ta
thấy cái thói ham nghe kể chuyện của các ông vua Ả-rập, Ba-tư ngày xưa.
Những truyện được đưa ra kể ở những nơi thâm nghiêm này thường là góp
nhặt từ khắp mọi phương trong dân chúng, không loại trừ những truyện tục.

Trong thời kỳ cận đại, ở Việt-nam cũng như ở Trung-quốc, hạng nghệ sĩ
chuyên môn kể chuyện cho dân chúng không hiếm gì. Thường ở nông thôn
chúng ta trước Cách mạng, mỗi làng mỗi xóm thế nào cũng có một vài
người hát tốt giọng và hay nhớ truyện. Những lúc rỗi rãi, họ kể truyện cổ
tích, ngâm Kiều, Thạch Sanh, v.v... Tiếng họ cất lên, mọi người trong xóm
xúm lại bên ấm nước chè xanh say sưa nghe kể. Những nghệ sĩ đó không
sinh nhai bằng nghệ thuật của mình.

Bên cạnh đó, cũng có những nghệ sĩ thoát ly sản xuất, thường trổ tài ở chợ
búa, thị trấn. Đây là những người hát xẩm, kể vè rong mà sự phát triển quá
nhanh chóng của tiểu thuyết, kịch và chiếu bóng nửa thế kỷ lại đây đã cướp
mất nghề của họ. Nói đúng hơn là trong sinh hoạt nghệ thuật của quần
chúng Việt-nam, bước vào thế kỷ này, bắt đầu có một sự thay đổi quan
trọng về phương thức diễn đạt, truyền bá tác phẩm, cũng như về đối tượng
thưởng thức nghệ thuật.

Ngày xưa nghề kể vè của ta chắc chắn rất thịnh. Những chuyện vè dài đặt
bằng văn vần, xuất hiện khá nhiều. Ngoài những truyện thời sự là chủ yếu
còn có truyện cổ tích. Nhu cầu thưởng thức của quần chúng vốn rất đa
dạng, các nhà nghệ sĩ do đó cũng thấy cần thay đổi món ăn. Họ bèn tìm tòi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.