KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 115

thần tích lại do sự thờ cúng và tín ngưỡng phức tạp tạo nên. Sự phân biệt
này giúp ta xác định tính loại biệt về sắc thái và tâm lý của hai loại thần.
Loại thần sau hiển nhiên sẽ có hình dạng và tâm lý như người chứ không
còn chất phác và vô tư như thần của thần thoại.


Cho đến suốt cả thời Bắc thuộc, trên đà tiến triển, xâm nhập lẫn nhau của
các thứ tôn giáo, tín ngưỡng phức tạp khác, càng ngày càng xuất hiện nhiều
những truyện thần thánh hoang đường. Các truyện Man Nương, Cao Biền
dậy non, Thần Tô-lịch, v.v...
phản ánh hiện tượng đạo Phật, đạo Lão bấy giờ
đã ăn sâu vào tâm lý dân tộc và dung hòa với tín ngưỡng gốc của dân gian.


Ngoài loại truyện hoang đường nói trên, người Việt lúc ấy còn có loại
truyện cổ nói về lịch sử, về sự tích những anh hùng lực sĩ như Lý Ông
Trọng, Hai bà Trưng, Bà Triệu, Bố Cái đại vương, v.v... Loại truyện ấy phần
lớn còn lại dưới dạng những kết cấu mộc mạc, phân đoạn, có thể liệt nhập
làm một với truyền thuyết lịch sử. Như trên đã nói, truyền thuyết của ta
xuất hiện nhiều nhất vào thời kỳ Bắc thuộc. Truyền thuyết phản ánh cuộc
đấu tranh tích cực của nhân dân nhằm giải phóng khỏi ách áp bức dị tộc.
Nó là bài ca biểu dương sự nghiệp chống xâm lăng. Nó cũng là lời than
vãn, là tiếng vọng buồn rầu, phẫu uất của cả bộ tộc Việt trong điều kiện
sống cùng cực dưới nanh vuốt kẻ thù.


Mặc dầu ngày nay, trong quần chúng nhân dân chỉ còn truyền từng mẩu
chuyện rời rạc nhưng có thể ngờ rằng đây là những truyện vốn có đầu có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.