hợp hay không với một vài hình tượng của truyện khác.
Trước hết, cũng nên nói đến một loạt dị bản mà trong đó sự khác biệt với
truyện của ta là ở chỗ, trong đoạn đầu còn có thêm nhân vật bà mẹ cô Tấm.
Bà cũng bị giết và hóa thành một bà tiên hay một con vật gì đó thỉnh
thoảng lại hiện lên giúp Tấm vượt qua những khó khăn mà mụ dì ghẻ gây
ra cho nàng.
1. Truyện của đồng bào Tày Tua Gia Tua Nhi cũng có đủ ba đoạn như
truyện của ta. Ở đây bà mẹ là nàng tiên.
Có hai chị em, chị là Tua Gia đẹp và hiền, em là Tua Nhi con gái riêng của
dì ghẻ, thì trái lại. Mẹ Tua Gia là vợ cả bị chồng giết chết sau một chuyến
đi bắt ếch (y bỏ ếch vào giỏ rách, ếch lọt ra ngoài hết, lại tưởng là vợ tham
ăn, không để dành cho mình). Chỗ này giống như truyện Nàng Khao Nàng
Đăm (Khảo dị truyện số 12, tập I). Tua Gia từ đấy bị dì đối xử tệ, thường
đặt điều để hành hạ, như bảo đi múc nước bằng ống bương thủng (nhưng
nhờ quạ bảo giúp nên không việc gì), hay bảo bưng nồi cháo nóng (bỏng
tay làm đổ hết thức ăn). Từ đấy về sau không được ăn no. Nhưng nhờ một
nàng tiên bí mật hiện ra bảo các con vật mang thức ăn đến cho. Tua Gia ăn,
nên nàng vẫn không gầy ốm. Một hôm nàng gặp hoàng tử trong khi đi chăn
vịt, hai bên yêu nhau, cùng nhau hát lượn và tặng trầu. Lúc về thì dì thấy đỏ
môi, hỏi thì đáp là "vì ăn cứt vịt". Dì bảo Tua Nhi giành lấy công việc chăn
vịt để được như Tua Gia, nhưng Tua Nhi chẳng thấy môi đỏ tý nào. Chỗ
này giống với truyện Côi, cô gái mồ côi (Khảo dị truyện số 12, tập I). Một
hôm Tua Gia chăn vịt gặp một bà cụ nhờ nhổ tóc bạc. Thấy đầu cụ có sẹo,
hỏi mới biết đó là mẹ mình. Mẹ đưa con về thủy phủ, cho con ăn ngon và
cho một con gà về nuôi. Cũng như hình tượng cá bống, gà nuôi lớn, dì sai
nàng đi lấy củi rừng xa, ở nhà bắt làm thịt ăn, quẳng xương ra bờ ao. Ra
sông ngồi khóc, nàng lại gặp mẹ, mẹ trao cho một cái hộp nhỏ, bảo bỏ
xương vào rồi chôn dưới chân giường. bảy ngày sau cô đào lên thì thấy có