đuôi một con. Nó tự nhiên biến thành chàng trai lịch sự nói: - "Chúng tôi
đầu thai giúp nước, nay con đã bị bố lỡ tay như vậy, sẽ lên trời làm sóng
gió cho thiên hạ biết". Nói rồi biến đi, sau trở thành thần sông, còn hai con
kia ở lại trở thành tướng tài của nhà Lý, thường cầm quân bảo vệ biên
cương chặn đứng giặc ngoài xâm lược [4] .
Người Nghệ-an còn có truyện Rắn cụt đuôi, sơ lược như sau:
Một người ở làng kẻ Nhoi, xã Yên-đổ đi thuyền ra sông chài lưới, tự nhiên
được một cái trứng, đưa về cho gà ấp nở ra một con rắn có mào đỏ. Người
ấy mấy lần bỏ xuống sông, nó lại theo về nhà, đành phải nuôi như con. Rắn
càng lớn trông như rồng. Ông muốn giết, bèn nhân khi đào bờ ruộng lấy
thuổng xắn cho chết, không ngờ chỉ đứt một khúc đuôi. Bỗng nhiên thấy
trời nổi gió bão. Người ấy sợ, bèn bế rắn về, đắp thuốc cho nó. Từ đấy gọi
nó bằng ông Cụt. Một hôm ông bảo rắn: - "Đã thế thì con ưng ở nơi nào,
nói cho cha biết, kẻo cứ thế này mãi tiếng đồn lên quan, quan sẽ bắt tội".
Thấy nó gật, ông chèo thuyền đi, nó bơi theo sau. Vực nào rắn cũng lặn
xuống, nhưng đều lắc đầu. Đến vực Câu nó mới chịu ở, từ đấy không về
nữa. Nhưng cũng từ đấy người hay súc vật lội qua đây thường bị rắn bắt,
nên ít ai qua lại. Về sau nhân một vụ thiếu thuế, quan liền báo lên Thiên tào
nói là tại ông Cụt, nên dân bỏ phế công việc. Thiên tào phải chật vật lắm
mới bắt được rắn đem giam ở hồ, dân mới đỡ khổ [5] .
Người Mường có truyền thuyết Mễ Cụt, nội dung có khác với truyện trên,
nhưng hình ảnh con rắn cụt đuôi và bà mẹ nuôi vẫn còn rõ nét:
Có hai anh em ruột nhà kia: anh trai em gái phạm tội loạn luân, bị làng xóm
buộc phải chịu hai cuộc thử thách. Thử thách thứ nhất là vượt qua một quả
đồi có nhiều con rết khổng lồ hay ăn thịt súc vật. Em dùng xơ kén bó kín
bốn cẳng trâu, còn anh cưỡi con trâu ấy vai vác một cái bừa, hễ thấy rết cắn