đói, anh chàng bèn dừng lại giở mo cơm đặt lên mặt trống cho con ăn.
Thằng bé bốc cơm ăn làm vương vãi trên mặt trống. Một đàn quạ thấy vậy
bèn sà xuống mổ lấy mổ để. Ở trên kia, ả Chức nghe có tiếng trống tưởng
là cha con đã xuống đến đất, bèn cứ việc cắt dây. Dây đứt, cha con rơi
xuống biển cả. Thấy việc không ngờ lại xảy ra như thế, đàn quạ biết là lỗi
tự mình, bèn bay lên trời kêu váng cả lên. Thế là việc phạm lệnh cấm của
nhà ả Chức lọt đến tai Ngọc Hoàng.
Sau khi biết rõ tình cảnh của họ, Ngọc Hoàng lấy làm thương hại, bèn hạ
lệnh cho cha con lên trời, giao cho chàng công việc chăn trâu. Sau này
người ta gọi anh là chàng Ngưu, hay chàng Ngâu. Hàng ngày chàng Ngưu
thả trâu của nhà trời ăn cỏ nhưng chỉ được phép thả trâu và cư trú bên kia
bờ sông Ngân. Bên này bờ, ả Chức vẫn ngày ngày dệt vải. Mỗi năm Ngọc
Hoàng chỉ cho hai vợ chồng gặp nhau một lần vào ngày mùng bảy tháng
Bảy. Đàn quạ có lỗi thì ngày hôm ấy phải đội đá bắc cầu cho hai vợ chồng
qua lại.
Từ đấy, cứ đến ngày mùng bảy tháng Bảy, trời thường rỉ rả mưa phùn,
người ta gọi là mưa Ngâu, cho rằng đó là những giọt nước mắt của vợ
chồng được gặp gỡ trong một ngày, rồi lại ly biệt cho đến năm sau. Giống
nòi quạ cho đến nay vào ngày ấy thường bị sói đầu, người ta cho là vì phải
làm phận sự đội đá bắc cầu nên mới thế[1].
KHẢO DỊ