KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2266

Như vậy, dù muốn hay không, cũng phải thừa nhận một thực tế: không như
kho truyện của nhiều dân tộc, truyện cổ tích thần kỳcủa ta vẫn không nhiều.

Tại sao ta lại có ít truyện thần kỳ?

1. Hẳn ai cũng biết những hình tượng quái đản, hoang đường mang đậm
tính siêu nhiên vốn là đặc trưng sáng tác phổ biến của một thời kỳ tối cổ
trong lịch sử. Con người lúc đó bị muôn nghìn nỗi khủng khiếp của thiên
nhiên vây bọc, và thiên nhiên được nhận thức "như là một lực lượng xa lạ,
vạn năng, ngoài tầm hiểu biết của con người" [3] . Trí tưởng tượng của dân
gian pha trộn với mê tín, hoang tưởng, đã gắn cho nhiều hiện tượng thiên
nhiên những quy mô kỳ vĩ, những hình trạng quái lạ, và những hành vi
phóng đại của nhân cách... tạo nên một thế giới khác biệt, xa lạ với thế giới
con người đang sống, nhưng cũng chi phối thế giới đó một cách thần bí. Đó
chính là sự ánh xạ đảo ngược môi trường sinh thái nguyên sơ của con
người thời cổ, trong đầu óc tô-tem (totémisme) của họ, thông qua cái tâm lý
vừa hoảng sợ trước thiên nhiên, lại vừa bị thiên nhiên trói buộc và quyến
rũ.

Dần dần, trong cuộc đấu tranh sinh tồn, con người ngày một nhích ra khỏi
sự phụ thuộc vào tự nhiên, có ý thức rõ hơn về sự tồn tại của mình, thì
những sản phẩm của trí tưởng tượng của họ càng gần với thực tế mặc dầu
thói quen ảo hóa vẫn gắn liền với sự sáng tạo truyện kể. Nhân vật chính và
phụ của truyện cổ tích đã bớt vẻ kỳ quái dã man và đượm tính người hơn
trước - nó đã có thuộc tính xã hội. Và càng bước vào xã hội văn minh thì
thuộc tính xã hội của nhân vật càng rõ hơn, tuy chưa phải thuộc tính tự
nhiên đã mất hẳn đi.

Tất nhiên, không phải truyện thế sự mãi về sau mới xuất hiện; nó cũng đã
ra đời khá sớm. Nhưng phải đợi đến lúc hình thái xã hội nguyên thủy tan rã,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.