Cần nói thêm rằng nhà nho còn đóng vai trò chính trong việc sưu tập truyện
cổ, một công việc được tiến hành vào một thời kỳ rất muộn trong lịch sử;
đã thế việc này lại chỉ thông qua một hình thức văn tự ngoại lai, nên có thể
ngay từ đầu, chiều hướng Nho hóa đã chi phối việc ghi chép truyện cổ một
cách khó cưỡng, làm cho nhiều câu chuyện vốn rất ly kỳ bị đơn giản hóa,
hoặc mỹ hóa, hợp lý hóa, theo kiểu sách vởnhà nho [7] .
Chính vì tất cả những lý do như trên mà không riêng gì thần thoại, cả kho
anh hùng ca và truyện cổ tích thần kỳ của Việt-nam còn giữ lại được cũng
không lấy gì làm nhiều và không đa dạng về sắc thái như kho truyện của
các dân tộc khác. Hơn nữa, chất hoang đường, quái đản, phi lý tính trong
các di sản này luôn luôn có nguy cơ bị "tha hóa" theo thời gian để trở thành
những câu chuyện trơn tru, có hạt nhân duy lý, có mối liên hệ nhân quả, và
ngụ những bài học đạo lý có phần thực dụng của các đời sau. Hình ảnh
những kiểu nhân vật mang nét đặc trưng của thời tiền sử cũng thường được
nhào nặn lại, tước bỏ những gì thô kệch thái quá, để khoác một diện mạo
văn minh hơn, biết suy xét phải trái, biết hành động nói năng hợp với lý trí
hơn, v.v...Tựu trung, chiều hướng vận động có tính quy luật của truyện cổ
tích Việt-nam là những biến đổi song hành theo tỷ lệ nghịch giữa yếu tố
thần kỳ và ý thức thực tại: sự tăng trưởng về nhận thức lý tính của khối
cộng đồng cư dân ở một hình thái xã hội nào đấy thường kéo theo sự suy
giảm các yếu tố hoang đường kỳảo trong truyện cổ tích thần kỳ,và do đó
giảm thiểu số lượng cổ tích thần kỳ và bù đắp vào đấy số lượng cổ tích thế
sự.
3. Nhưng nói đến nghệ thuật truyện cổ tích cũng không nên quên phong
cách sáng tác của từng dân tộc. Phong cách dân gian Việt-nam xưa nay
hình như vẫn liên quan mật thiết đến đặc điểm tư duy của người Việt ở chỗ
ít khi xarời lý trí thế tục. Nếu như cách điệu và phóng đại ở cấp độ siêu lý
tính là thủ pháp rất được ưa chuộng trong cổ tích thần kỳ của nhiều dân tộc