giáo. Sự áp đặt của văn hóa, tư tưởng Trung-hoa trong khoảng 10 thế kỷ,
như trên đã nói, lại làm cho thói quen tư duy của cộng đồng dân tộc
nghiêng về cách nhận thức cụ thể hóa, như việc phân cắt một hiện tượng
phức tạp thành các phần tử, các con số đơn giản [10] , chứ không nghiêng
về cách nhìn nhận những mối liên hệ trừu tượng và siêu hình (tư duy Ấn-
độ). Bấy nhiêu đặc điểm từ nội dung đến hình thức của tư duy, hợp lại,
trước sau sẽ hình thành nên tâm lý sáng tạonghệ thuật dân tộc, góp một
phần quan trọng chi phối con đường vận hành của truyện cổ tích Việt-nam,
trong đó sự thanh lọc các yếu tố siêu nhiên đã diễn rathường xuyên và gần
như vô thức để đồ thị phát triển của cổ tích ngày càng đi gần tới trục biểu
hiện nhân tính.
Để cho ý kiến vừa nêu không rơi vào võ đoán, chúng ta hay cũng nhau đi
tìm dấu vết "nguyên sinh" của một vài hình tượng. Trong những truyền
thuyết bao quanh nhân vật Lê Thánh Tông có truyền thuyết về bà nhũ mẫu
của nhà vua có cặp vú rất dài, phải "bặn qua vai" mỗi khi đi lại cử động
[11] . Hay truyền thuyết về Bà Triệu "vú dài ba thước vắt lưng" mà ít ai
không nhớ nhập tâm từ tuổi còn thơ ấu. Những hình tượng này nói gì với
chúng ta?
Phải chăng đó là dấu vết chưa bị tước bỏ của một nguyên mẫu nghệ thuật
nào đấy từ xa xưa mà sự tình cờ đã may mắn để sót lại? Hay phải chăng
đấy là một yếu tố hình thức đã được sự kiểm soát của nhân tính chấp nhận,
trong quá trình thanh lọc gay gắt đối với truyện cổ tích thần kỳ? Có nghĩa
là tính chất quái dị trong truyện cổ thần kỳ Việt-nam sẽ được tiếp nhận theo
hướng giữ lại những mô-típ nào chỉ có giá trị khuếch đại tầm thước nhân
vật là chủ yếu, và loại trừ những mô-típ nào bóp méo và cách điệu quá mức
hình thù nhân vật, gây khủng khiếp cho thính giả? Có thể là như vậy. Dẫu
sao, vấn đề cần nói ở đây là về mặt phương pháp luận, chúng ta không thể
suy nguyên quá xa để đưa ra những giả định không thật chắc chắn về khả