KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2275

thêm Phần thứ nhất, tập I; tr. 69-71). Cũng may là những vá víu, những lối
"vẽ rắn thêm chân" này cũng dễ phân biệt khi ta lọc ra thật kỹ một kết cấu
bất biến của cốt truyện để so sánh, hơn nữa các tình tiết thêm thắt lại
thường nghèo tính nghệ thuật.
[7]

Ví dụ: một số hình tượng đã được cô đúc thành các nhân vật mang

những cái tên biểu tượng như Mồ Côi, chàng Út, cô Tro Bếp... còn thấy
xuất hiện lặp lại trong truyện cổ của nhiều dân tộc, nhưng không còn được
bảo lưu mấy ở cổ tích của người Kinh nữa. Hay trong truyện Từ Đạo Hạnh
hay là sựtích thánh Láng
(số 120), về lý do cái chết của Từ Vinh, các sách
Lĩnh-nam chích quái, Đại-nam kỳ truyện đều chỉ chép lướt qua, có lẽ vì
ngại nói đến thói dâm tà của nhân vật.
[8]

Trong Bản khai sách Hữu-lập, sách Vinh-lại và sách Nhiêu-hợp.

[9]

Trong Truyện cổ Việt-nam của Vũ Ngọc Phan, sách đã dẫn.

[10]

Chẳng hạn cách tư duy ba nhất, năm tốt, ba đảm đang... cũng là dấu

vết của cách nhận thức khái quát chú trọng sự phân chia về lượng như đã
nói.
[11]

Xem Thái Kim Đỉnh. Núi Thiên cầm, Ty văn hóa Hà-tĩnh, 1976. Hình

tượng vú dài, ví dụ ở thần thoại Ba-na (Bahnar), bà Đui Đai Tai Tỏ, cai
quản cửa âm phủ (mang lung) chuyên khám xét người trần. Bà có cặp vú
dài, mỗi khi trẻ em trần gian xuống âm phủ, bà thường cho chúng bú.
[12]

Truyền thuyết của người Hà-tĩnh kể rằng những người đi củi phải vào

núi sâu thường dùng hai ống tre lồng vào cánh tay, mỗi khi gặp đười ươi,
nó chụp lấy tay và ngửa mặt lên trời mà cười, chờ lúc mặt trời lặn mới cúi
xuống móc mắt. Nhân lúc nó đang cười ta chỉ việc rút tay ra khỏi ống tẩu
thoát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.