Đối sánh và lạ hóa được sử dụng phổ biến trong cả ba tiểu loại cổ tích thần
kỳ, thế sự và lịch sử, nhưng nổi bật nhất vẫn là tiểu loại cổtích thần kỳ.
Việc áp dụng uyển chuyển thủ pháp này hay thủ pháp kia, hay có khi phối
hợp cả hai thủ pháp, đã tạo nên nhiều dạng kết cấu điển hình của truyện cổ
tích Việt-nam. Chẳng hạn kết đối sánh từng cặp nhân vật vốn có cùng một
điểm xuất phát (anh cả - em út; chị cả - em gái; chị em khác mẹ, 2 người
bạn; phú ông - người ở;...) nhưng tính cách không giống nhau (tốt bụng -
xấu bụng; ngốc nghếch mà hiền - khôn ngoan mà ác độc; liêm khiết - tham
lam;...) rốt cuộc số phận ngược chiều nhau. Hoặc đối sánh từng đoạn đời
khác nhau của cùng một nhân vật do số phận dun dủi, hoặc do sự cướng
chống với số phận ít hay nhiều, rốt cuộc giành được hạnh phúc hay vicnh
viễn chịu bất hạnh.
Nhiều khi quan niệm luân hồi hay số mệnh còn được triển khai thành một
cấu trúc chuỗi, tạo nên không phảihai mà nhiều chặng lạ hóa và đối sánh
khác nhau. Trong truyện Tấm cám (số 154), Tấm phải hóa thân liên tiếp
qua nhiều kiếp vật để lẩn trốn kẻ thù, nhưng ở bước hoá thân nào nàng
cũng vẫn bộc lộ một bản chất duy nhất là niềm tin bền chặt vào sức mạnh
thần kỳ của tình yêu. Sự lạ hóa kế tiếp ở đây giúp ta có điều kiện nhìn sâu
thêm vào tính cách nhân vật Tấm mà trong ngôn bản truyện kể dường như
cố không để lộ ra. Hay trong truyện Của trời trời lại lấy đi, giương đôi mắt
ếch làm chi được trời (số 61), mười thoi vàng cứ qua tay hết người này
đến người kia như cái "tiên triệu" của một tai vạ tày đình sẽ lần lượt ập đến
với từng người. Nhưng thực ra, mười thoi vàng có làm gì nên tội. Có chăng
chúng chỉ là cái cớ cho những máu tham ấp ủ từ lâu trong con người nổi
dậy. Và sự đối sánh ở đây lại cho ta hình ảnh đa dạng về một mặt yếu của
tính người - lòng tham vô độ - và những hậu quả không hay khi con người
không chế ngự nổi cái "ma lực" bên trong của mình.
Để thay đổi hình thức đối sánh và lạ hóa, tác giả truyện cổ tích thần kỳ còn