KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2284

[1]

M. Đuy-răng (M. Durand) và Nguyễn Trần Huân. Dẫn luận văn học

Việt-nam, Pa-ri, 1969; tr. 14.

[2]

Trong Truyện cổ nướcNam, Nguyễn Văn Ngọc có sắp xếp riêng một tập

2gồm những truyện về loài vật lấy tên là "Muông chim", nhưng chúng tôi
thấy trong đó ngoài một số truyện đơn thuần về loài vật (phần đông mang
tính cách ngụ ngôn), còn thì hoặc có mục đích giải thích đặc điểm giống vật
(như Chó ba cẳng, Thằn lằn trộm chân lươn), giải thích phong tục (như
Rùa đội bia, Nhệnbáo tin), hoặc dựa vào phong dao tục ngữ mà diễn ra
(như Gián và nhện, Lươn và cá rô), hoặc tuy là truyện về loài vật nhưng
vẫn không thoát được sự can thiệp của con người (như Chó đen và chó
vàng, Long vương và ếch).
Đó là chưa kể có những truyện đã bị Nho hóa
một cách vụng về (như Cua và ếch, Khướu dạy học, Tranh bay trước bay
sau...).

[3]

Trong Nghìn lẻ một đêm.

[4]

Giả thuyết trên đây ra đời từ lâu, nhưng cũng được nhiều người bàn cãi,

tranh luận và phê phán, vì chưa đủ độ tin cậy. Hiện nay giới dân tộc học
tương đối thống nhất cho rằng người Việt-nam thuộc chủng Mông-gô-lô-ít
Nam (Sud Mongoloide).

[5]

Truyện lưu hành ở Nghệ - Tĩnh, đặc biệt nhân vật chính chuyên môn

tàng hình, thường trêu chọc mọi người, có ngọn lửa thần làm vũ khí tùy
thân. Tai nạn cháy nhà thường xuyên xẩy ra ở Nghệ - Tĩnh trước đây do sức
mạnh của gió Lào là nguồn gốc thực của truyện này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.