KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2288

được đời sống ngôn ngữ của nhân dân chấp nhận, như nói cuội, mưa ngâu,
bù chì, con trời đánh v.v...

Rõ ràng các hình thức giao tiếp phong phú, cụ thể trong sinh hoạt muôn vẻ
của quần chúng, cũng như các sự tích "địa linh nhân kiệt" không bao giờ
thiếu trên mọi vùng miền đất nước đã luôn luôn kích thích hoạt động sáng
tạo truyện cổ tích, và đến lượt nó, sự kết tinh nghệ thuật của cổ tích tới mức
chắt lọc ra được những từ ngữ, mô-típ, nhân vật điển hình, có sức khái quát
rộng rãi, không thể thay đổi, thì chúng lại thâm nhập vào cuộc sống, thấm
vào từng mạch máu, thớ thịt của đời sống dân tộc ở mọi vùng miền. Cuộc
sống trở lại bắt chước cổ tích, hay là sức mạnh của nghệ thuật dân gian đã
kích thích sự sáng tạo trong tâm lý quần chúng một lần thứ hai, để tiếp
nhận và cải biên nghệ thuật cổ tích, làm giàu thêm cho các hình thức của
đời sống.


ANH 1


2. Như vậy, sẽ chẳng lấy gì làm khó hiểu khi thấy thiên nhiên, đất nước
Việt luôn luôn là chất liệu cho mọi tình tiết của truyện cổ, làm nền tảng
phát triển của cốt truyện cổ tích, dù đó là những truyện thuần túy truyền kỳ.
Chàng đốn củi trong Chàng đốn củi vàcon tinh(số 121) không những nhận
của con tinh những vật mầu nhiệm dưới các dạng thức quen thuộc (con
ngựa, cái mâm, cái ống) mà còn đánh trống gọi làng theo phong tục quen
thuộc ở nông thôn Việt-nam. Cuộc chiến đấu dữ dội của Thủy thần và Điền
quận công (số 71) chẳng qua chỉ xoáyquanh một trục lõi: một bên ra sức
phá đê và xoi đê, còn một bên lại cố công đắp đê và hàn đê - đó đều là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.