những hiện tượng thiên tai và chống thiên tai trường kỳ dai dẳng ở miền
Bắc nước ta mà vào một thời kỳ xa xưa, thiên thần thoại Sơn Tinh - Thủy
tinh đã lấy cùng một nguồn cảm hứng. Mô-típ truyện Nợ duyên trongmộng
(số 119) là một kiểu mẫu tạo hình khá độc đáo, nhưng không nghi ngờ gì
nữa, nó được hư cấu xuất phát từ hiện tượng di cư của loài bướm vốn
không phải hiếm ở các vùng nhiệt đới.
Rồi còn nào là cây tre, cây đa, cây trầu, cây cau, nào là cái cò, cái vạc, con
trâu, con voi, con hổ..., chúng đều có sẵn ở đồng ruộng và rừng núi nước ta.
Những lực lượng giúp đỡ cô Tấm trong Tấm Cám (số 154) ngoài Bụt - đối
tượng tôn thờ của một tôn giáo ngoại lai nhưng từ lâu đã được dân tộc hóa
triệt để ngay từ tên gọi - còn có cá bống, con gà, chim sẻ là những giống
vật có mối liên quan về chức năng trong sinh hoạt của Tấm chứ không hẳn
đã có ý nghĩa ma thuật gì...;và những hình thức tái sinh của Tấm là chim
vàng anh, cây xoan đào, quả thị... đều không ra ngoài bảng động, thực vật
gần gũi với nhân dân ta[4]. Nếu những giọt mưa ngâu trong A chức chàng
Ngưu (số 182) giải thích đặc điểm của vùng khí hậu thường chỉ diễn ra
hàng năm ở miền Bắc thì những quả sầu riêng trong Sự tích trái sầu riêng
(số 3) cũng lại là một thứ đặc sản riêng được thi vị hóa của vùng khí hậu
miền Nam.
Bên cạnh những cỏ cây, thú vật quen thuộc là những đồ dùng cũng rất quen
thuộc trong nếp sống bình thường của xã hội Việt-nam cổ xưa: ông núc,
ông bình vôi, cái rương xe, cây nêu, kể cả cái "mẻ kho" của kẻ khó, một cái
"nút" nghệ thuật mang đậm chất tư duy phôn-clo (folklore) trong Thạch
Sùng còn thiếu mẻ kho (số 36) v.v...Cùng với "mẻ kho" là "đực rựa", cũng
là một từ đóng vai trò bản lề trong nghệ thuật chơi chữ của truyện Hà rầm
hà rạc (số 152), một từ nôm na và rất cổ để chỉ con dao rựa, một vật dụng
của đời sống người Việt hàng ngày.