3. Không có gì khác lạ so với truyện của các dân tộc, xung đột gia đình,
làng xã, xung đột đẳng cấp, xung đột về sinh hoạt đạo đức, về quan hệ
luyến ái... đều là động cơ phát triển của những hành động cổ tích. Có
những vấn đề rất hẹp nhưng lại phổ biến, có ý nghĩa xã hội sâu sắc trong
một thời đoạn lịch sử nào đấy, chẳng hạn vấn đề quyền lợi đứa con riêng
(Tấm Cám, số 154
[5]), hay số phận người em út, đứa con mồ côi... không
còn được cơ chế xã hội thị tộc bảo vệ, khi hình thái công hữu bắt đầu tan rã
và chế độ phụ quyền thiết lập, giành cho đứa con trưởng quyền thừa kế
trong gia đình (Bính và Đinh, số 151; Hai anh em và con chó đá, số 193;
Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong, số 59; Chàng đốn củi và
con tinh, số 121; Hà rầm hà rạc, số 152). Rồi cũng với các bước tiến của
xã hội, chế độ tiểu tư hữu ra đời, trong mối quan hệ gia đình lại nảy sinh
bao nhiêu điều tồn tại mới; vấn đề để của cho con trai hay con gái (Ông già
họ Lê, số 153), vấn đề phụng dưỡng bố mẹ già (Cha mẹ nuôi con bể hồ lai
láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày, số 51), vấn đề quan hệ giữa người
con gái đi lấy chồng với bố mẹ đẻ (Sự tích khăn tang, số 186), vấn đề quan
hệ họ hàng thân tộc (Giết chó khuyên chồng, số 50), vấn đề dì ghẻ con
chồng (Sự tích con dế, số 145)... Nói chung, chủ đề chữ "hiếu" đã thấm vào
toàn bộ mạch cảm hứng của loại truyện lấy xung đột gia đình làm nền tảng,
ở thời kỳ trung đại về sau.
Ở một cấp độ cao hơn, truyện cổ tích cũng động đến những vấn đề xung
đột thuộc phạm vi cộng đồng làng xã: việc tranh chấp ruộng đất giữa làng
này và làng kia (Gốc tích ruộng thác đao, số 25), mâu thuẫn giữa chủ và tớ,
giữa người giàu và kẻ nghèo (Cây tre trăm đốt, số 125; Sự tích con khỉ, số
12); rộng hơn nữa là những vấn đề liên minh hoặc thôn tính giữa bộ lạc này
với bộ lạc khác, những cuộc đấu tranh tự vệ của dân tộc Việt trên quá trình
hình thành nhà nước, quá trình ngăn chặn sự bành trướng của kẻ thù
phương Bắc và mở rộng lãnh thổ về phía Nam (Mỵ Châu - Trọng Thủy, số
174; Sự tích thành Lồi, số 34; Người ả đào với giặc Minh, số 75). Có điều,