trương kì dị: "chỉ lấy những của cải bất nghĩa", thì Chàng Lía (số 64) lại là
một tướng cướp có khí phách: chuyên cướp của nhà giàu chia cho nhà
nghèo, và chủ động can thiệp vào những chuyện oan trái, bất công. Là anh
hùng nông dân, họ cũng bộc lộ cả những tỳ vết của người nông dân tiểu tư
hữu. Một chàng Lía tài nghệ song toàn, khinh thường vua quan rất mực,
nhưng lại có cái thích thú muốn được đi thi võ cử để nổi danh. Một Ba
Vành (số 101) với chòm "lông xoăn" thiên phú nên xông vào giữa tên đạn
như không, nhưng khi đã thu phục được đông đảo quần chúng, đánh đâu
thắng đấy thì lại đâm ra tự mãn, cả tin ở tài phép của mình, kết cục đến bị
tiêu diệt và thất bại.
Về mặt loại hình, cũng như nhóm truyện cổ tích nói về người có tài nghề,
nhóm truyện anh hùng nông dân phần nhiều đều thuộc tiểu loại cổ tích lịch
sử. Nhưng ở nhóm truyện này, phong cách kể truyện của dân gian có sự đan
chặt hai yếu tố lãng mạn và hiện thực. Do đó, tuy có sử dụng yếu tố thần
kỳ, câu chuyện thường ít khi đưa người nghe vượt ra khỏi thực tại. Yếu tố
thần kỳ chỉ điểm xuyết vào chất liệu thực của đời sống, nhằm thỏa mãn
khuynh hướng kỳ vĩ hóa các bậc anh hùng. Mặt khác, đó cũng là cách mà
dân gian dùng để biểu hiện sự khác biệt về chất giữa thế giới các nhân vật
mà mình đang tôn vinh, ca ngợi và thế giới của đời thường. "Lạ hóa" và
"đối sánh" quả vẫn là hai thủ pháp quen thuộc của truyện cổ tích Việt-nam.
Khắc họa nên loại nhân vật thứ ba trong truyện cổ tích là một đỉnh cao của
dân gian nhằm khẳng định ước mơ được sống vẫy vùng, vượt ra ngoài lề
của xã hội quân chủ. Đó là hình thức bảo lưu tích cựu nhất của tinh thần
dân chủ công xã (mặc dù trong đó cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng
nặng nề của chủ nghĩa bình quân). Tất nhiên, chính cảm quan dân gian
cũng đã thấy ngay đó là những ước mơ không tưởng.
Phần cuối các truyện cổ tích về anh hùng nông dân thường bao giờ cũng
dẫn đến những kết thúc bi kịch, những cái chết không tránh khỏi của nhân