2. Ở cấp độ tài năng, nhân vật nhiều khi được gọi là "trạng". Đây là cách
gọi tương đối phổ biến trong cổ tích. Trạng, bắt nguồn từ chữ "trạng
nguyên" được dân gian hóa, là người giỏi nhất, đứng đầu về một năng lực,
một sở trường, ví dụ: trạng Ăn (Lê Như Hổ), trạng Vật, trạng Cờ, thậm chí
trạng Lợn, trạng Quỳnh. Trạng không đạt đến một uy quyền tối cao như
vua nhưng lại gần gũi xã hội bình dân hơn hẳn vua.
3. Ở cấp độ phép thuật, nhân vật cũng có khi được gọi là "thánh", như
Thánh Gióng, Thánh địa lý Tả Ao, Thánh Khổng Lồ... Năng lực của nhân
vật mang tính siêu nhiên, thần bí, vượt khỏi xét đoán của thế giới cõi trần
và được nâng lên bình diện tín ngưỡng. Nhưng thánh với nghĩa gốc "thánh
nhân" đã mang theo một giá trị mới, nặng tính chất dân gian, chứ không
còn là bậc thánh của nho sĩ, cũng không có nghĩa thánh thần trong thần tích
do nho sĩ tô vẽ. Và số lớn nhân vật vẫn thuộc tiểu loại cổ tích lịch sử, chỉ
một số không nhiều lắm trở thành cổ tích thần kỳ. Sức mạnh của nhân vật
chủ yếu vẫn hướng về cuộc đời, giải đáp những yêu cầu mà cuộc đời đòi
hỏi.
4. Ở cấp độ quan hệ ân nghĩa sâu nặng đối với dân chúng một vùng miền
cụ thể, nhân vật lại có thể được thay thế cách xưng hô thông thường bằng
cách gọi họ hàng thân tộc, ví dụ "cha Hồ, chú Nhẫn, mẹ Chân" (truyện
Chàng Lía, số 64).
Có thể ngờ đây là thói quen còn sót lại của một kiểu xưng hô đối với thủ
lĩnh vốn có từ thời công xã thị tộc xa xưa mà ta có thể liên hệ với danh hiệu
Bố Cái đại vương từ lâu đã đi vào lịch sử [2] .
3. Nói đến tính tư tưởng của truyện cổ tích, thiết tưởng cũng không nên