KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2322

trên một chuỗi vận động rất dài, "cái lịch sử" được cải tạo thành "cái thẩm
mỹ
" là một hiện tượng có ý nghĩa. Ở một chừng mực nào cũng có thể khẳng
định, sự kết tinh đó là một trong những đặc điểm quan trọng của truyện cổ
tích Việt-nam. Ý nghĩa của nó, như lời Ăng-ghen (F.Engels) nói về văn học
dân gian Đức, là nó "có khả năng làm trong sáng tình cảm đạo đức của
nhân dân, đưa đến cho họ sức mạnh [...], thức tỉnh ở họ lòng dũng cảm và
tình yêu Tổ quốc" [7] .

[1]

V.E.Gu-xép (V.E.Gousseb): Mỹ học trong phôn-clo (folklore), Nhà xuất

bản Khoa học, Phân sở Lê-nin-grát, 1967 (bản dịch Hoàng Ngọc Hiến).

[2]

người muốn giảng từ “cái” trong “bố cái” nghĩa là lớn, thực ra từ

“cái” có nghĩa là lớn hiện nay vẫn còn dùng, nhưng “cái” trong “bố cái” thì
phải hiểu là mẹ, đó là từ cổ, hiện không phổ biến nữa nhưng nét nghĩa chưa
mất hẳn.

[3]

Điển cổ Trung-hoa có nhắc đến chuyện một nhà nho tu dưỡng bản thân

bằng cách đặt hai cái hũ bỏ đậu đen và đậu trắng, mỗi ngày làm được việc
tốt thì bỏ một hạt đậu trắng vào hũ trắng, ngược lại thì bỏ đậu đen vào hũ
đen. Lúc đầu hũ đậu đen nhiều hơn hũ đậu trắng, nhưng lâu dần, hũ đậu
trắng đầy lên mà hũ đậu đen vẫn vơi.

[4]

Truyện Phạm Tải – Ngọc Hoa:

Thương anh em để trong long
Việc quan em cứ phép công em làm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.