Cao Huy Đỉnh có lấy truyện Sự tích con nhái so sánh với một mẩu
chuyện trong Ma-ha-bha-ra-ta (Mahabharata) nói về một đạo sĩ là Vi-sua-
mi-tơ-ra (sư phụ của Thích Ca) để cho đó là truyện của ta Việt hóa truyện
tôn giáo và truyện dân gian Ấn-độ, “không thay đổi tư tưởng chủ đề tôn
giáo mà chỉ đặt cốt truyện phù hợp với sinh hoạt Phật giáo ở Việt-nam”
(Nghiên cứu văn học, số 5, 1963; tr.41-42). Theo chúng tôi, truyện Sự tích
con nhái đúng là phục vụ cho đạo Phật, nó có mục đích giáo dục tư tưởng
cấm dục khắc khổ, nhưng mặt khác, cũng như Huyền Quang (số 147), Sự
tích đền Cờn (số 161), nó còn giáo dục lòng kiên trì cho con người; tuy
nhiên ở đây nó cũng đồng thời cho thấy mãnh lực cám dỗ của thị dục, lòng
dục, một bản tính tự nhiên không dễ dàng vứt bỏ. Khác với ý kiến trên,
chúng tôi coi đó là truyện dân gian hơn là Phật thoại.
Nếu tính từ trước thời Bắc thuộc, chế độ quân chủ của chúng ta đã tồn
tại rất lâu, mặc dù hình thái kinh tế xã hội có thể khác nhau.
Mác, Ăng-ghen toàn tập, tập II, “Những truyện dân gian Đức”.