KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2329

ngoan dại chồng (số 90), Người lấy ếch (số 129)... Nói như thế không có
nghĩa là dân gian muốn lý tưởng hóa một mẫu người chỉ xứng đáng là nô lệ
của chế độ gia trưởng chứ bản thân không có ý nghĩa gì tích cực. Dân gian
đã không hạ thấp tiêu chuẩn cái đẹp đến mức ấy. Trong khi đề cao sự kiên
trì chịu đựng, dân gian đồng thời cũng gửi gắm vào họ triết lý sống "thừa
trừ" và "tương đối": sự xứng đôi vừa lứa về sắc về tài trong xã hội, xưa nay
vẫn là chuyện vô cùng. Chỉ có thể bằng lòng với cái mình có chứ không
bao giờ có cái vẹn toàn (Con vợ khôn lấy thằng chồng dại, như bông hoa
lài cắm bãi cứt trâu
, số 47). Hơn nữa, quan niệm của dân gian về sự kiên trì
chịu đựng không hề đồng nghĩa với thụ động, cứng nhắc. Những người phụ
nữ trong truyện giữ thủy chung với chồng nhưng bằng trí thông minh, lòng
nhẫn nại, và thiên bẩm của người phụ nữ, đã tìm được cách dạy khôn cho
chồng, làm cho chồng sáng mắt, đổi tính, trở lại đằm thắm với vợ (Gái
ngoan dạy chồng
, số 90), hoặc trở nên sáng láng, gây dựng được cơ nghiệp
và hạnh phúc gia đình (Đồng tiền Vạn Lịch, số 41). Để cực tả vẻ đẹp của
nhóm nhân vật nữ "nhẫn nại" ở đây, thủ pháp thường thấy của truyện cổ
tích là xây dựng hình ảnh sóng đối của từng cặp nhân vật: bên cạnh hình
ảnh người phụ nữ mẫn tiệp, sắc sảo, nhạy cảm, bao giờ cũng có hình ảnh
người chồng bị cách điệu hóa theo hướng trào phúng hay hoạt kê thành một
mẫu người đối xứng: ngốc nghếch, ngớ ngẩn, phũ phàng, nóng nảy...

Bây giờ chúng ta có thể tổng kết cả hai hệ thống nhân vật nữ được truyện
cổ tích Việt-nam biểu dương: một bên là hệ thống nhân vật đối kháng với
xã hội (hệ thống I), xếp theo thứ tự từ cao đến thấp: anh kiệt, kỳ quái, thức
tỉnh
; một bên là hệ thống nhân vật nữ bảo vệ trật tự xã hội (hệ thống II),
cũng xếp theo thứ tự từ cao đến thấp: tiết liệt, mưu trí, nhẫn nại. Các phẩm
chất quy định đặc trưng của mỗi nhóm trong từng hệ thống thật ra không
hoàn toàn tách biệt với nhau mà có lúc lẫn lộn, và cũng dễ dàng chuyển
hóa, chẳng hạn về mặt thông minh mà nói, hai nhóm nữ "mưu trí" và "nhẫn
nại" không thể nói là thua nhóm nữ "tiết liệt"... Nếu xét tương quan giữa
hai hệ thống thì sự khác nhau cơ bản là một bên, hình tượng thẩm mỹ mang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.