chứng minh cho một loại chân lý khác, có khi rất xa cách với hiện tượng đã
nêu. Vậy có thể gọi đó là loại nhân vật ngẫu nhiên. Dụng ý phê phán người
nữ ở đây không nằm trong chủ để của tác phẩm.
Lại cũng có một vài truyện lấy cảm hứng từ sự đầu hàng số phận, cam lòng
đón nhận cảnh ngộ một cách âm thầm. Nói cho đúng nhân vật nữ trong
truyện đã can đảm hứng chịu mọi sự rủi ro đưa tới cho mình một cách
thanh thản, với tấm lòng rất vị tha (Quan Âm Thị Kính, số 176). Truyện
không những không phê phán mà lại gợi lên ở người nghe niềm kính trọng
đối với nghị lực phi thường của nhân vật. Tính cách dân gian vẫn đậm nét
nhưng không khỏi có nhuộm chút màu sắc tôn giáo, thoát tục.
*
* *
Tóm lại, qua kho tàng truyện cổ tích phong phú của Việt-nam, chúng ta đã
có thể nhận ra được đây đó một số nét mang tính đặc thù. Tìm hiểu đầy đủ
các biểu hiện đặc thù này là việc cần thiết, cũng là việc có thể làm, nhưng
muốn khái quát thành các đặc trưng tiêu biểu chỉ riêng truyện cổ tích Việt-
nam mới có thì không phải dễ. Bởi lẽ truyện cổ tích là một thể loại phổ cập
có ý nghĩa nhân loại, ra đời trước khi nhân loại hình thành các cộng đồng
dân tộc rất lâu. Đem những đặc điểm có tính chất "hậu sinh" đó quy định
một hiện tại tồn tại trước, e có khi sẽ dẫn đến những ngộ nhận sai lầm.
Trong quan hệ giao lưu rộng lớn của kho tàng cổ tích thế giới xưa nay, khó
có thể nói có một sự đặc thù nào mà lại không hiện diện ở nhiều dân tộc