KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2337

[1]

Truyện bà Triệu đã từng được Lưu Hân Kỳ, một nhà sưu tập truyện cổ

đời Tấn kể lại trong Giao châu ký

(trong bộ Thuyết phu

).

[2]

Chúng tôi tạm gọi tắt những chữ “anh kiệt” thành kiệt, “kỳ quái” thành

quái, “tiết liệt” thành liệt, “mưu trí” thành trí, và ghép với chữ nữ, nhưng
không ghép theo Hán ngữ như “liệt nữ”, “kỳ nữ”... mà ghép theo tiếng Việt
[3]

Tức là Vè bà Thiếu Phó, phân biệt với Vè bà Phó tức là truyện Mã Long

Mã Phụng chịu ảnh hưởng của tuồng.
[4]

Chúng tôi không căn cứ vào ngôn ngữ truyện kể lưu truyền hôm nay để

nói rằng những truyện đó chỉ có ca ngợi nhân vật mà không có chỗ nào phê
phán.
[5]

Cũng có thể xếp vào nhóm này nhân vật nữ kiện chồng trong truyện Hai

bảy mười ba (số 201). Câu chuyện tuy có vẻ khôi hài nhưng ý nghĩa phản
kháng rất sâu sắc. Hành động đi kiện chồng của người vợ bề ngoài chỉ vì
một bát chè chồng ăn vụng, nhưng thực chất là để phản ứng lại sự áp bức
của nam quyền, mà câu chuyện đúc kết thành lời nói vần vè đặt vào kết
thúc: “Cha mẹ nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa”.
[6]

Phương Tây thường có loại truyện cổ ca ngợi tình yêu cung đình, thủ

vai chính là hoàng tử, công chúa hoặc kỵ sĩ, công nương, như những truyện
Ác-tua (Arthur), Tơ-rít-xtăng và I-dơn (Tristan et Iseult) xuất hiện vào
khoảng thế kỷ XII-XIII.
[7]

Truyện Hoàng Trừu thực ra là một cốt truyện nước ngoài. Còn ở trong

nước thì ngay đến những cuộc tình duyên giữa công chúa và các ông trạng
tân khoa, các quan trong triều, truyện cổ tích Việt-nam cũng không nói tới,
trừ chuyện Tống Trần – Cúc Hoa, vì một lẽ giản dị là cuộc sống cung đình
quá cách biệt với dân gian, nên mọi “thông tin” giàu chất “truyện” ít lọt đến
tai các tác giả cổ tích.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.