dạng. Và đứng ở góc độ đó mà xét, có dân tộc nào lại giống hệt với dân tộc
nào?
Hơn thế nữa, làm gì lại có một dân tộc "thượng đẳng" nào đấy, được
thượng đế ban cho một chức năng cao quý là chuyên sáng tác ra vô vàn
truyện kể kỳ thú để ban phát cho cả loài người cùng thưởng thức, trong khi
đó thì các dân tộc khác, trí tuệ, tài năng cũng chẳng phải là kém cỏi, mà lại
cứ phải đóng vai người "thính giả", hay người "kể chuyện" trung thành?
Nói cách khác, tưởng tượng và mơ ước, suy nghĩ và sáng tạo vốn là những
khả năng hầu như vô tận của trí óc con người nhằm dựng nên một thế giới
bằng ngôn ngữ và bằng âm thanh để tô điểm cho cái thế giới mà mình đang
sống, để bổ sung những chỗ khiếm khuyết của con người bằng ước mơ,
phải đâu là độc quyền riêng của một vài dân tộc! Và ngay cho dù có một
dân tộc nào đó là có nhiều khả năng hơn những dân tộc khác trong lĩnh vực
sáng tạo nghệ thuật thì trong quá trình sinh hoạt, tiếp xúc và giao lưu với
các dân tộc khác, phải đâu họ chỉ làm người "chủ động ban phát" mà không
hề tiếp nhận những ảnh hưởng ngược trở lại? Cũng vậy, đối với dân tộc
"tiếp nhận" cũng phải đâu trong khi chuyển hóa những vốn liếng của nước
ngoài vào điều kiện lịch sử - xã hội của nước mình, dân tộc đó cứ một mực
thụ động "sao y bản chính", mà không hề cải tạo, gạn lọc, nghĩa là không
dám nghĩ đến cái công việc sáng tạo lại một lần thứ hai?
Cho nên, để có một nhận thức đầy đủ về truyện cổ dân gian, thì sau khi đã
phát hiện ra cái "chung", lại rất cần trở lại với cái "riêng". Đó là hai phương
diện khác nhau cùng làm nên giá trị của loại hình cổ tích, là hai yếu tố nảy
sinh từ những nguồn gốc khác nhau, trong quá trình hình thành, vận động,
lưu chuyển của thể loại tự sự đó trong phạm vi một nước cũng như rộng ra
cả một vùng bao gồm nhiều nước, nhiều dân tộc.
Và tuy nguồn gốc có khác, tuy vai trò cũng không đồng nhất, nhưng hai