toàn thế giới đối với chúng tôi không phải là vấn đề. Đối với chúng tôi,
hiện tượng vắng mặt của một sự giống nhau như vậy mới là điều dường
như không thế giải thích được. Sự giống nhau nói lên tính quy luật, cụ thể
là sự giống nhau của các tác phẩm phôn-clo (folklore) chẳng qua chỉ là
trường hợp một bộ phận của tính quy luật có tính chất lịch sự xuất phát từ
những hình thức như nhau của sự sản xuất văn hóa vật chất dẫn tới những
thể chế xã hội như nhau hay giống nhau, và trong lĩnh vực ý thức hệ, dẫn
tới sự giống nhau của những hình thức và những phạm trù của tư duy, của
những biểu tượng tôn giáo, của đời sống nghi lễ, của ngôn ngữ và của
phôn-clo (folklore)"[9].
Cho nên cốt truyện của truyện cổ tích cũng như những hình tượng của
truyện tự sự nói chúng thường được tạo nên bằng con đường lý giải lại,
hoán cải lại một cách thẩm mỹ dựa theo những yếu tố truyền thống trong
sinh hoạt của dân tộc. Điều đó chắc chắn sẽ bác bỏ hoặc điều chỉnh lại
những lý thuyết phiến diện lệch lạc của các trường phái trước đây mà ở
phần trên đã đề cập.
Theo chúng tôi, truyện cổ tích cũng như mọi sản phẩm văn hóa khác, nhất
là những sản phẩm không tên tác giả, nghĩa là những sản phẩm có xu thế
hoàn chỉnh giá trị trên quá trình lưu chuyển, sau khi xuất hiện tại một vùng
nào đấy sẽ dễ dàng được nhiều người khác gọt giũa, hoàn chỉnh trở thành
tài sản chung của cả xã hội (cái bất biến), và từ đó nó sẵn sàng vượt biên
giới xứ sở để gia nhập vào tài sản tinh thần một dân tộc khác dù xa hay gần.
Cho nên hiện tượng lặp đi lặp lại, hiện tượng dị bản (cái bất biến kết hợp
với cái khả biến) trong cổ tích nói chung là việc bình thường. Có điều là
vấn đề không phải là ở chỗ cứ đổ cho thuyết di chuyển, hay giải thích bằng
sự vay mượn một cách vô tội vạ, tức là nhìn nhận hiện tượng bất chấp quy
luật. Trong điều kiện có thể cũng cần phải biết một tác phẩm cổ tích, cốt