truyện nảy sinh từ đâu, vào lúc nào? Và bằng con đường nào, ở đâu và lúc
nào nó đã chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác?
Một truyện kể có hình thức đầu tiên là gì và sự thay đổi kế tiếp là gì? Vì
sao? v.v.... Tất cả những vấn đề trên cũng tức là việc tiến hành giải thích
bằng cách đi tìm cội nguồn trong lịch sử, và chỉ có thể đạt được không phải
chỉ bằng cách so sánh đơn thuần mà bằng cách nghiên cứu rộng rãi theo
phương pháp lịch sử - loại hình, một phương pháp trong thời gian gần đây
đã cho phép các học giả khám phá ra được nhiều điều lý thú.
Mặc dù tài liệu về truyện cổ tích quốc tế hiện nay của chúng ta thiếu thốn
nghiêm trọng, chúng tôi cũng mạo muội nhìn sâu một chút vào cái "chung"
và cái "riêng" trong kho tàng truyện cổ tích Việt-nam, đúng hơn là thử đi
tìm nguồn gốc ngoại lai cũng như nguồn gốc bản địa của một số truyện cổ
tích của chúng ta.
2. NGUỒN GỐC NGOẠI LAI CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM.
Nói đến cái "chung", chúng ta hãy hướng về một mảng gồm khá nhiều
truyện có những dấu hiệu cho biết chúng có nguồn gốc ngoại lai vì vẫn còn
những dị bản hoặc gần hoặc xa thuộc kho truyện của các dân tộc lớn nhỏ
trên các lục địa và đảo quốc. Trong đó đáng nêu lên đầu tiên - và cũng chỉ
nêu như thế trong tình hình tài liệu hiện nay - là một số những dị bản có
liên quan đến những truyện cổ tích và những huyền thoại Trung-quốc và
Ấn-độ, con đẻ của hai nền văn minh vĩ đại và cổ kính trên thế giới, lại gần
gũi về không gian với Việt-nam.
1. Trước hết, Trung-quốc là một nước tiếp liền biên giới với nước ta, và
như đã nói, là nước đã từng đóng vai "kẻ xâm lược và đô hộ" đất nước