chúng ta trong ngót mười thế kỷ; không những thế, mãi đến thời kỳ độc lập
sau này cha ông ta vẫn tiếp thu văn hóa Trung-hoa, sử dụng văn tự của họ,
nên giữa hai dân tộc dễ có những ảnh hưởng lẫn nhau trong phương thức tư
duy nghệ thuật. Văn học Trung-quốc lại là một trong những nền văn học
vừa phong phú, vừa đa dạng về nội dung cũng như hình thức. Văn học
truyền miệng hay văn học viết đều xuất hiện từ rất lâu đời, và quyện với
nhau. Kho tàng truyện tự sự dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng
của họ thật đồ sộ, được ghi lại cũng khá sớm.
Từ thế kỷ thứ III trong kỷ nguyên chúng ta, thư tịch về truyện của người
Trung-quốc tích lũy được đã nhiều không kể xiết[10]. Chỉ kể những tên
sách chuyên tập hợp loại truyện cổ tích thần kỳ và truyền thuyết, thần thoại,
huyền thoại cũng đủ bề bộn. Nào là Liệt tiên truyện
列 仙 傳 của Lưu
Hướng
劉 向 Cao sĩ truyện 高 士 傳 của Hoàng Phủ Mật 皇 甫 謐, Bác vật
chí
博 物 志 của Trương Hoa 張 華 (thế kỷ III), Thần tiên truyện 神 仙 傳
của Cát Hồng
葛 洪, Sưu thần ký 搜 神 記 của Can Bảo 干 寶 (thế kỷ IV).
Nào là Thần dị kinh
神 異 經, Sưu thần hậu ký 搜 神 後 記, Linh ứng lục
靈 應 錄, U minh lục 幽 明 錄, Minh tường ký 冥 祥 記, Dị uyển 異 苑
(thế kỷ V), Thuật dị ký
述 異 記 (thế kỷ VI), Chí quái lục 志 怪 錄, Linh
quái lục
靈 怪 錄 (thế kỷ VII), Văn kiến ký 聞 見 記 (thế kỷ VIII), Tập dị
ký
集 異 記, Lục dị ký 錄 異 記, Văn kỳ lục 聞 奇 錄, Dậu dương tạp trở
酉 陽 雜 俎 (thế kỷ IX), Thái-bình quảng ký 太 平 廣 記 (thế kỷ X), Văn
kiến tiền lục
聞 見 前 錄, Văn kiến hậu lục 聞 見 後 錄, Tục bác vật chí 續
博 物 志 (thế kỷ XIII), Bao công kỳ án 包 公 奇 案, Tây dương ký 西 洋
記 (thế kỷ XVI), Liêu trai chí dị 聊 齋 志 異 (thế kỷ XVII), Tân tề hài 新
薺 諧 (thế kỷ XVIII)[11]. Và còn vô số thư tịch khác không thuộc loại sưu
tập, nhưng trong đó chứa đựng rất nhiều truyện cổ hoặc những yếu tố
truyện cổ, như sử ký có Sử ký
史 記, Tả truyện 左 傳 ..., địa lý có Thủy
kinh chú
水 經 注, Sơn hải kinh 山 海 經, tiểu thuyết có Tam quốc diễn
nghĩa
三 國 演 義, Thủy hử 水 許, Kim cổ kỳ quan 今 古 奇 觀, Cổ kim