KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2349

rộng ra là các nước Đông nam Á, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn-
độ và Phật giáo cũng như Ấn-độ giáo. Cũng như truyện ngụ ngôn Ê-dốp
(Esope) từng có lúc giữ địa vị thống trị ở một số nước Đông Âu, nhiều loại
truyện kể của Ấn-độ đã từng thâm nhập sâu rộng vào đời sống các dân tộc
Đông cũng như Tây với tất cả sức quyến rũ[15]. Vì thế dĩ nhiên nó còn
vang vọng trong văn học nói và văn học viết của các dân tộc ấy cho đến tận
ngày nay, và còn dội tới cả kho tàng truyện cổ tích Việt-nam[16].
Nói đến nguồn gốc ngoại lai của truyện cổ tích Việt-nam, trước hết cũng
cần lưu ý có những trường hợp do dùng chữ nước ngoài để ghi chép tác
phẩm dân gian nên có thể tình tiết hoặc hình ảnh nhiều lúc bị méo mó, vì
chữ nghĩa đã làm cho cách hiểu trở nên sai lạc, chẳng hạn hình ảnh "con
tinh". Theo quan niệm của dân gian Việt-nam, con tinh không phải là yêu
quái, cũng không ai lẫn lộn nó với ma quỷ. Về hình thù, nó có phép biến
hóa thành người hay vật. Nó thường chòng ghẹo, nát dọa, thậm chí đôi khi
lén lút có quan hệ tình cảm hoặc quan hệ sinh lý với người, cũng đôi khi
theo đuổi việc báo oán, báo ân. Nhưng gần như không mấy khi nó tàn hại
mọi người mà nó gặp. Các con tinh chủ yếu có nguồn gốc giống nhau là từ
một con vật sống lâu năm (ví dụ Tinh con chuột, số 115), hay một cây cổ
thụ (ví dụ Chàng đốn củi và con tinh, số 121) mà sinh ra. Truyện Kỳ ngộ ở
trại Tây trong Truyền kỳ mạn lục là câu chuyện nói về những cây liễu, cây
đào bị bỏ quên trong một vườn hoang của nhà quý tộc, hiện hình thành
những cô gái cùng xướng họa thơ từ và giao hoan với chàng thư sinh, đó
đích thị 1à những con tinh. Đồ đạc bỏ quên lâu năm không dùng đến, cũng
có thể hóa thành tinh (như Tinh cái chổi trong một truyện của Trung-quốc
cũng như một dị bản của người Đun-gan)[17].
Tóm lại, trong quan niệm của người Việt cổ, con tinh không phải là con vật
quái dị và cũng không gây tác hại gì ghê gớm. Nhưng từ khi nhà nho sử
dụng chữ Hán để ghi truyện cổ thì chữ "tinh" gần như đã được dùng một
cách rộng rãi để chỉ bất cứ loại yêu quái nào. Ví dụ trong Lĩnh-Nam chích
quái có những con Cửu vĩ hồ tinh, Ngư tinh, Mộc tinh, Hồ tôn tinh; truyện
Thạch Sanh, truyện Ao Phật đều có Chằn tinh là những quái vật gây hại lớn
cho người và vật cả một vùng. Từ đó trở đi khái niệm "tinh" đã biến đổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.