KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2350

hẳn, và gây nên sự lộn xộn nếu không nói là làm sai lệch nội hàm của một
hình ảnh dân gian vốn có từ lâu trong truyện tự sự.
4. Nguồn gốc Trung-quốc, Ấn-độ trong truyện cổ tích Việt-nam như thế
nào? Ở đây không thể làm công việc điểm lại tất cả kho truyện; chỉ xin dẫn
ra một vài trường hợp có tính cách tiêu biểu với một ít nhận xét sơ lược
nhất.
Có thể có người cho rằng trong ngót một nghìn năm Bắc thuộc và gần một
nghìn năm sau đấy cùng tồn tại bên cạnh nhau, cùng dùng chung văn tự,
cùng học chung sách vở, hẳn bao nhiêu truyện cổ trong kho tàng tự sự giàu
có của Trung-quốc đều đã chuyển hóa - hoặc chí ít cũng nằm trong tiềm
năng chuyển hóa - thành truyện của Việt-nam? Thực tế không giản đơn như
vậy. Người Việt không muốn chỉ đóng vai "kẻ tiếp nhận". Ngay vấn đề bắt
chước phong cách tạo hình cũng chỉ diễn ra dè dặt. Cả một bộ sách Bác vật
chí

博 物 志 của Trương Hoa 張 華, trong đó tác giả áp dụng cao độ thủ

pháp nghệ thuật nói ngoa, nói phóng đại đối với một loại hình đáng được
coi là đặc biệt trong kho huyền thoại[18], thế nhưng nho sĩ Việt-nam các
đời không thấy ai mô phỏng, chưa nói các nhà sáng tác dân gian.
Đối chiếu nhiều hiện tượng văn học, có thể nhận thấy cha ông ta trong sáng
tác có chịu một số ảnh hưởng nhất định trong sáng tác truyện kể, chẳng hạn
những truyện trong Tuyền kỳ mạn lục mà Lê Quý Đôn phát hiện thấy đã
chịu ảnh hưởng của sách Tiễn đăng[19]. Về văn học truyền miệng, cụ thể là
loại hình cổ tích, trừ một số trường hợp cá biệt có tính cách "vay mượn"
gần như nguyên xi, nhiều trường hợp khác đều tiếp thu có chọn lựa, hoặc
về hình tượng, hoặc về mô-típ, hoặc có khi là những tình tiết vốn đã quen
thuộc đối với dân tộc, được sử dụng đan xen vào những truyện do mình
sáng tạo.
Chẳng hạn một hình ảnh rấm lúa (hoặc đậu, hoặc vừng). Sau một thời gian
nhất định (ví dụ 1.000 ngày, hoặc 100 ngày, hay 3 tháng 10 ngày) thì những
thứ hạt được rấm sẽ biến thành binh lính, sẵn sàng chịu sự điều khiển của
người rấm. Đó là phương thuật của người phù thủy, chắc chắn chưa hề vượt
quá phạm vi tưởng tượng. Hình ảnh này được sử đụng trong truyện Lẩy bẩy
như Cao Biền dậy non (số 39) và truyện Thầy Thím (Khảo dị, truyện số

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.