quái lại không có một chức năng gì đáng kể. Căn cứ vào xu hướng của tập
sách thường tỏ ra chịu ảnh hưởng cứng nhắc của truyện thần kỳ trong sách
vở nước ngoài, nên chúng tôi nghiêng về ý nghĩ cho rằng những cái tên
Cửu vĩ hồ tinh cũng như Lã Đồng Tân là bằng chứng của một sự tô điểm
vụng về của người kể hoặc người sưu tập, đã "thêm râu" cho cốt truyện của
ta.
Trong trường hợp tiếp thu cốt truyện, ta sẽ thấy dù vay mượn nguyên xi
hoặc gần nguyên xi, người kể vẫn có những nét thêm bớt nhất định, tối
thiểu là thêm hay bớt những tình tiết làm cho tiến trình của câu chuyện
không y hệt như cũ, hoặc có những cải biến nhằm lái vấn đề của câu
chuyện theo hướng giải quyết mới. Và yêu cầu khách quan không phải là di
chuyển một truyện cổ tích vượt qua ranh giới một nước; yêu cầu chính là
xây dựng lại, tái sáng tạo một tác phẩm, sao cho phù hợp với quan điểm
thẩm mỹ cũng như khuynh hướng tư tưởng của dân tộc tiếp nhận.
Hãy lấy hai truyện làm lệ chứng:
1. Truyện Ông già họ Lê (số 153), qua so sánh thấy rõ là tiếp thu từ truyện
Tờ di chúc (án thứ 46) trong Bao Công kỳ án
包 公 奇 案 Trong truyện gốc
này, chứng cứ Bao Công dựa vào chỉ vẻn vẹn có mấy câu chữ Hán có ý
nghĩa "lưỡng đao luận" nếu không nói là mơ hồ[23]. Cho nên để xây dựng
lại cũng cốt truyện ấy nhưng với lý lẽ chắc nịch hơn, tác giả Việt-nam đã
đưa thêm vào một tình tiết rút trong truyện Gia sản một bức tranh ở sách
Kim cổ kỳ quan
今 古 奇 觀. Chắc chắn đối với thính giả là người Việt-
nam, thì ví thử không có tờ di chúc thật nằm trong pho tượng, mảnh giấy có
21 chữ Hán của ông già để lại sẽ chẳng có nghĩa lý gì cả[24].
2. Truyện Nữ hành giành bạc (số 38) cũng tiếp thu từ truyện Nhờ câu đối
mà tra ra án (án thứ 34) của Bao Công kỳ án
包 公 奇 案[25]. Đem đối
chiếu hai truyện, sẽ thấy truyện của ta có tình huống và sự tiến triển mạch
lạc hơn, lô-gích hơn. Mặt khác, truyện của ta loại bỏ được yếu tố huyền ảo
vốn có trong truyện gốc, nó chỉ làm tăng phần siêu hình mà nhẹ phần lý trí,
là phần người nghe đang mong đợi. Tóm lại, nó đã được hoán cải tuy có vẻ
nhẹ nhàng nhưng lại đổi mới kết cấu của truyện cũ.
Hai trường hợp dưới đây cho thấy việc đi tìm cội nguồn truyện cổ tích quả