KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2354

là vấn đề khó, càng tìm những cội nguồn xa xôi lại càng khó khăn.
Truyện Người lấy ếch (số 129) sơ bộ tìm hiểu có thể kết luận là vay mượn
của cốt truyện Thần ếch xanh

青 蛙 神 trong Liêu trai chí dị 聊 齋 志 異.

Như Từ điển thần thoại Trung-quốc của Uéc-ne (Werner)[26] có nói đến,
người dân Nam Trung-quốc đặc biệt có tục sùng bái đối với loài ếch. Họ
lập miếu thờ chúng, chẳng hạn hiện tượng còn thấy ở các tỉnh Giang-tô,
Trấn-giang, v.v... Ở đây người ta cầu xin thần ếch xanh phù hộ cho mình
buôn bán phát tài và tránh các bệnh tật... Vì vậy, có thể tin truyện Thần Ếch
Xanh

青 蛙 神 trong Liêu trai chí dị 聊 齋 志 異 bắt nguồn từ một truyện

cổ tích dân gian hay ít ra Bồ Tùng Linh cũng dựa vào tín ngưỡng mà hư
cấu nên.
Nhưng truyện của Việt-nam tuy có một số tình tiết tương tự với truyện của
Liêu trai chí dị

聊 齋 志 異 vẫn có cơ sở để nghĩ rằng nó cũng thoát thai từ

trong tín ngưỡng của người Việt nếu như truyện đó không chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ một truyện nào khác ngoài truyện của Liêu trai. Hiện nay ở
Việt-nam đã không còn tục thờ thần ếch, hơn nữa, người Việt-nam lại là
dân tộc có tập quán dùng ếch làm thức ăn. Song từ xưa dân ta vẫn cho loài
ếch là vật linh thiêng, biết trước mưa gió, cũng linh thiêng không kém gì
cóc. Ở Nghệ - Tĩnh mãi đến ngày nay nông dân vẫn có thói quen xem
xương đùi ếch để đoán trước trời có mưa hay không, và mưa vào khoảng
nào trong tháng. Lại có câu: Ếch oa gọi ra mưa rào". Sách Thoái thực ký
văn của Trương Quốc Dụng có chép: "Nay tục cho rằng [năm nào] ếch
(điền oa) kêu sớm mà tiếng kêu nhộn nhịp thì được mùa, kêu muộn mà
thưa thớt thì mất mùa. Lại những con cóc [thiềm thừ] và nhái xanh [thanh
oa] trong những tháng nắng mà [cất tiếng] kêu thì có cái triệu sắp mưa"
[27]. Không những thế, trước chúng ta vào đầu thế kỷ, Đờ Grút (De Groot)
đã sớm nói đến ý nghĩa của ếch nhái đối với tín ngưỡng của các dân tộc
phương Đông, nó là biểu tượng của sự phồn thực. Điều này còn được trống
đồng chứng minh[28]. Tiếp theo, Pen-li-ô (P. Pelliot) cũng thông báo một
nhận xét khi ông dịch quyển Chân lạp phong thổ ký

眞 臘 風 土 記 ra tiếng

Pháp[29]: từ thế kỷ XIII, người Khơ-me (Khmer) ở phía Nam Đông-dương
cũng không có tục bắt ếch nhái làm thức ăn. Sự việc đó hẳn có liên quan ít

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.